6 kẻ thù âm thầm "giết thận" trong mùa lạnh

Vào mùa đông, có rất nhiều người bị lạnh tay chân và đặc biệt là dễ bị cảm lạnh, đó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo thận suy yếu.

Ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng và đang gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mọi người. Ảnh minh họa.
Ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng và đang gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mọi người. Ảnh minh họa.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu chức năng thận khỏe mạnh giúp cơ thể điều hòa để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ vào mùa lạnh, nếu không sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng, gây ra bệnh tật, mệt mỏi.

Dưới đây là một số tác nhân gây tổn thương thận mà các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng luôn cảnh báo:

1. Ô nhiễm môi trường

Với sự phát triển của công nghiệp, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng và đang gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mọi người.

Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Theo hướng dẫn của WHO, Hà Nội có đến 91% số ngày có nồng độ bụi PM2.5 vượt chuẩn.

Bụi PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 µm, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người. Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Bụi PM2.5 có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào máu có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư và hô hấp.

Nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ giữa việc tiếp xúc lâu dài với PM2.5 và nguy cơ bệnh viêm thận màng.

Do đó, trong những ngày sương mù dày đặc, người dân nên hạn chế ở ngoài trời lâu. Nếu thực sự cần thiết phải ra ngoài, hãy chắc chắn chuẩn bị cho mình một chiếc khẩu trang dày dặn.

2. Nhiệt độ lạnh dẫn đến huyết áp tăng

Nhiều người thấy rằng huyết áp dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát trong mùa đông, đó là do nhiệt độ mùa đông thấp hơn, kích thích co mạch và huyết áp cao hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyết áp mùa đông cao hơn 6-12mmHg so với mùa hè và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não cao gấp đôi vào mùa hè. Huyết áp quá cao cũng có thể làm tổn thương chức năng thận.

Để ngăn ngừa điều này xảy ra, bước đầu tiên là phát hiện kịp thời khi huyết áp có dấu hiệu bất thường và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, những người huyết áp cao cần tránh muối trong chế độ ăn hằng ngày. Nếu có thể kiểm soát lượng muối dưới 3g mỗi ngày, huyết áp sẽ nằm trong tầm kiểm soát.

3. Lẩu

Đối với nhiều người, mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để ăn lẩu. Tuy nhiên, món ăn này là một chế độ ăn giàu protein, muối, gluten cao điển hình. Lẩu còn được đi kèm với các thức uống như bia và nước ngọt có gas, không hề thân thiện với thận.

Ăn lẩu thường xuyên tăng nguy cơ mắc bệnh gút, huyết áp cao, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Nếu bạn thực sự muốn ăn lẩu, hãy nêm nếm nước lẩu không quá mặn, cho nhiều cà chua, rau, hạn chế ăn thịt và uống nước lẩu.

4. Cảm lạnh

Khi trời lạnh, chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời lớn, đồng thời không khí lưu thông kém hơn là nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh.

Đối với những người thận yếu, mỗi đợt cảm lạnh có thể khiến căn bệnh tái phát hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Một khi bị cảm lạnh, người bệnh cần tìm tư vấn y tế kịp thời và chủ động thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh thận.

Bất kỳ liệu trình điều trị kéo dài, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cảm lạnh, có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng hơn.

Cách tốt nhất để đối phó với cảm lạnh là có biện pháp phòng ngừa như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học, xây dựng sức đề kháng mạnh mẽ để hỗ trợ thận.

5. Ăn nhiều, ít vận động

6 kẻ thù âm thầm

Hầu hết mọi người đều ít vận động và dễ tăng cân hơn trong mùa lạnh, vì khi nhiệt độ hạ xuống mọi người có xu hướng ăn một số thực phẩm năng lượng cao một cách vô thức. Kết hợp với trọng lượng nặng của quần áo mùa đông, rất bất tiện cho việc hoạt động hoặc tập thể dục.

Chất béo là một vũ khí tuyệt vời để chống lại gió lạnh, nhưng nó cũng là một trong những kẻ giết thận. Chất béo quá mức có thể gây viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Dữ liệu cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 23% so với người bình thường.

Do đó, nếu bạn muốn chống lại tác hại của chất béo đối với thận, hãy kiểm soát lượng thức ăn của mình và vận động thường xuyên.

6. Thuốc bổ

Theo nhiều người, mùa đông là thời điểm tốt để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi thận đã bị tổn thương, bạn cần hết sức cẩn thận đừng vô tình cho phép các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bổ sung tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến suy thận cấp.

Làm gì để bảo vệ thận trong mùa đông?

- Theo dõi huyết áp hàng ngày và điều chỉnh thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ;

- Đeo khẩu trang để đi ra ngoài, tránh xa các mối nguy hiểm của khói bụi và vi khuẩn lạnh;

- Hạn chế hút thuốc và uống rượu, bia;

- Chế độ ăn ít muối, tránh các loại thực phẩm ngâm và nhiều loại gia vị;

- Tập thể dục, không chỉ có thể tăng sức đề kháng, mà còn giảm cân hiệu quả.

Theo vienamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.