6 đồ vật trang trí Tết có ý nghĩa may mắn tại Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Người Trung Quốc thường trang trí nhà cửa đón tết vào đêm giao thừa. Tuy nhiên cũng có  một số người làm điều này khoảng 10 ngày trước đó.

Đèn lồng giúp xua đuổi xui xẻo. (Ảnh: ITN).
Đèn lồng giúp xua đuổi xui xẻo. (Ảnh: ITN).

Hầu như tất cả các đồ trang trí đón năm mới ở Trung Quốc đều có màu đỏ và những hình ảnh may mắn. 2023 là năm Quý Mão nên sẽ xuất hiện những vật trang trí hình con thỏ.

1. Đèn lồng đỏ - xua đuổi xui xẻo

Đèn lồng đỏ được sử dụng trong các lễ hội quan trọng như Lễ hội mùa xuân (Tết Nguyên đán đến Lễ hội đèn lồng) và Tết Trung thu.

Trong dịp Tết Nguyên đán, không có gì lạ khi nhìn thấy những chiếc đèn lồng treo trên cây trên đường phố, tòa nhà văn phòng và cửa nhà. Treo một chiếc đèn lồng đỏ trước cửa được cho là để xua đuổi những điều xui xẻo.

2. Câu đối cửa – lời chúc năm mới

Câu đối Tết được dán trên cửa ra vào. (Ảnh: ITN).

Câu đối Tết được dán trên cửa ra vào. (Ảnh: ITN).

Những câu đối Tết được dán trên cửa ra vào, thể hiện những lời chúc hoặc câu nói hay.

Những lời chúc năm mới thường được đăng theo cặp (tức là câu đối), vì số chẵn có liên quan đến sự may mắn và tốt lành trong văn hóa Trung Quốc. Câu đối là tác phẩm bút lông của thư pháp Trung Quốc, viết bằng mực đen trên giấy đỏ.

Hai dòng thường gồm bảy (hoặc chín) chữ của câu đối được dán ở hai bên ô cửa. Hoặc có thể là những bài thơ nói về sự xuất hiện của mùa Xuân, một số là những tuyên bố về những gì người dân mong muốn hoặc tin tưởng, chẳng hạn như sự hài hòa hoặc thịnh vượng. Những thứ này có thể vẫn còn cho đến khi được gia hạn vào Tết Nguyên đán tiếp theo.

Tương tự như vậy, thành ngữ gồm bốn ký tự về những lời chúc tốt đẹp cũng thường được thêm vào thanh ngang của khung cửa.

3. Cắt giấy – may mắn và hạnh phúc

Sản phẩm cắt giấy mang lại may mắn và hạnh phúc. (Ảnh: ITN).
Sản phẩm cắt giấy mang lại may mắn và hạnh phúc. (Ảnh: ITN).

Cắt giấy là nghệ thuật cắt các thiết kế ra khỏi giấy (bất kỳ màu nào, nhưng thường là màu đỏ cho Lễ hội mùa Xuân), sau đó dán chúng vào một mặt sau tương phản hoặc một bề mặt trong suốt (như cửa sổ).

Người dân ở miền Bắc và miền Trung Trung Quốc có phong tục dán những mảnh giấy đỏ lên cửa ra vào và cửa sổ.

Hình ảnh của một loài thực vật hoặc động vật tốt lành thường cung cấp chủ đề cho việc cắt giấy của năm mới. Mỗi loài động vật hoặc thực vật tượng trưng cho một điều ước khác nhau.

Chẳng hạn, quả đào tượng trưng cho sự trường thọ; quả lựu - khả năng sinh sản; cây tùng - tuổi trẻ vĩnh cửu; hoa mẫu đơn - danh dự và sự giàu có...

4. Tranh năm mới - biểu tượng của lời chúc mừng

Tranh chào đón năm mới. (Ảnh: ITN).
Tranh chào đón năm mới. (Ảnh: ITN).

Tranh mừng năm mới được dán trên cửa và tường trong dịp năm mới với mục đích trang trí và là biểu tượng của lời chúc mừng năm mới. Hình ảnh trên tranh là những nhân vật huyền thoại và cây cối tốt lành.

5. Cây quất - lời chúc giàu có và may mắn

Cây quất thay lời chúc giàu có và may mắn. (Ảnh: ITN).
Cây quất thay lời chúc giàu có và may mắn. (Ảnh: ITN).

Trong tiếng Quảng Đông, quất được gọi là gam gat sue. Từ “gam” có nghĩa là “vàng” và từ “gat” là “chúc may mắn”.

Tương tự như vậy trong tiếng Quan Thoại, quả quất được gọi là jinju shu. Từ “jin” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “vàng”. Từ “ju” có nghĩa là “chúc may mắn”.

Vì vậy, việc trưng một cây quất trong nhà tượng trưng cho mong muốn giàu có và may mắn. Quất cũng là loại cây rất phổ biến được trưng bày trong các ngày lễ Tết Nguyên đán.

6. Hoa nở - lời chúc một năm mới an khang thịnh vượng

Tết Nguyên đán, còn gọi là Lễ hội mùa Xuân, đánh dấu sự khởi đầu của mùa Xuân. Không có gì lạ khi trang trí nhà cửa bằng những bông hoa khoe sắc, tượng trưng cho mùa Xuân đến và cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng.

Các loại cây nở hoa phổ biến nhất theo truyền thống được sử dụng trong thời kỳ này là hoa mai, hoa lan, mẫu đơn và hoa đào.

Theo Chinahighlights

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Trái ổi

Truyện ngắn: Trái ổi

GD&TĐ - Tiếng thắng gấp cháy bánh của chiếc xe máy ở phía sau, ông Mạnh vội quay nhìn. Một đôi nam nữ ngồi trên xe SH màu trắng tinh, quay ngang.
Tranh minh họa vua Trần Dụ Tông đi chơi bị trộm mất ấn tín và gươm báu.

Chuyện những ông vua chạm mặt trộm, cướp

GD&TĐ - Trong lịch sử phong kiến nước Việt, một số vị vua từng gặp trộm, cướp vào ban đêm và được chính sử ghi chép, để lại những câu chuyện 'dở khóc, dở cười'.