6 cây cổ thụ lâu đời nhất Trái Đất

Số ít những cây cổ thụ hơn 4.000 tuổi vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, một vài trường hợp đã vĩnh viễn biến mất do bị con người đốn hạ.

Pando - cây già nhất thế giới.
Pando - cây già nhất thế giới.

6. Methuselah (Họ Thông/California, Mỹ): Cây được phát hiện vào năm 1957 bởi Tom Harlan và Edmund Schulman. Tên nó lấy từ nhân vật Methuselah trong Kinh thánh - được cho đã thọ tới 969 tuổi. Vị trí hiện tại của cây không được tiết lộ do giới khoa học sợ những kẻ xấu sẽ đến phá hoại. Tuổi đời của cây khoảng 4.850 năm. Ảnh: CBA.

5. Prometheus (Họ Thông/Nevada, Mỹ): Các nhà khoa học xác định cây này có tuổi đời khoảng 4.862-4.900 năm. Nó được đặt theo tên của một vị thần Hy Lạp và hiện đã không còn nữa. Những kiểm lâm trong khu vực đã quyết định đốn hạ nó vì "không ai rảnh đi 100m để ngắm cái cây này".

Tuy nhiên, sau khi các nhà khoa học xác định được số vòng gỗ (khoảng hơn 4.800 vòng), họ mới nhận ra mình vừa giết chết một cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới. Theo suy đoán, tuổi thực của nó có thể rơi vào cỡ 5.000 năm do phương pháp đếm vòng gỗ chỉ mang tính tương đối. Ảnh: Havasu News.

4. Cây không tên (Họ Thông/California, Mỹ): Đây là cây đơn lẻ cao tuổi nhất thế giới (khoảng 5.070 tuổi). Edmund Schulman, một nhà nghiên cứu, đã từng tìm hiểu về cây này vào cuối những năm 1950.

Tuy nhiên, ông chưa xác định được tuổi vì nó qua đời vào năm 1958. Năm 2010, Tom Harlan tìm ra tuổi thật của cây dựa trên các mẫu do Schulman nghiên cứu trước đó. Trước khi qua đời, Harlan cho biết cây này đã được 5.062 tuổi. Ảnh: Oldest.

3. Old Tjikko (Họ Tùng bách/Dalarna, Thụy Điển): Cây vân sam Na Uy này có tuổi đời khoảng 9.500 năm. Năm 2008, khi được phát hiện, truyền thông đã gọi nó là cây lâu đời nhất Trái Đất. Dù tuổi đời gần 10.000 năm, cây chỉ cao vỏn vẹn 5 m do điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Ảnh: Amazing Zone.

2. Jurupa Oak (Họ Sồi/California, Mỹ): Jurupa Oak đã sống tới 13.000 năm nhưng chỉ mới được phát hiện vào 2009. Các nhà khoa học tính tuổi dựa trên kích thước và sự phát triển của từng thân cây. Thông thường, những cây cùng loại với Jurupa Oak sống ở các vùng ẩm ướt. Tuy nhiên, dãy núi Jurupa - nơi nó được phát hiện - lại khá khô cằn. Cây có khoảng 70 cụm thân, rộng 2,5 km và cao 1 m. Ảnh: Alamy.

1. Pando (Họ Liễu/Utah, Mỹ): Với tuổi đời lên tới hơn 80.000 năm, Pando chính là cây già nhất thế giới. Nhìn từ xa, bạn có thể lầm tưởng đây là cả rừng cây nhưng thực chất chúng đều chung một hệ thống rễ.

Cây nặng gần 7.000 tấn, không có hoa suốt 10.000 năm qua. Các cây độc lập sống được khoảng 130 năm. Sau đó, rễ tiếp tục tái tạo nên một cây khác. Các nhà khoa học suy đoán Pando sắp chết do sự xuất hiện của con người cũng như động vật chăn thả. Ảnh: Wiki.

Theo 2sao.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ