Sự ra đời của nhiệt kế, thuốc kháng sinh và tia X đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của nhân loại.
Theo CNN, chân giả được phát hiện lần đầu tiên ở một xác ướp Ai Cập. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại cũng từng ghi chép về tay chân giả. Tuy vậy, phải đến những năm 1500 kỹ thuật lắp chân tay giả mới đạt được thành tựu đáng kể đầu tiên với tay giả nắm được và chân giả quỳ được.
Mỹ trở thành nước đi tiên phong trong lĩnh vực này kể từ sau cuộc nội chiến. Ngày nay, lắp tay chân giả đã lên đỉnh cao mới với kỹ thuật in 3D và loại tay có thể cảm nhận như tay bình thường.
Từ thế kỷ 10, người Trung Quốc đã lấy vẩy sẹo của bệnh nhân đậu mùa, nghiền nhỏ rồi thổi vào mũi người khỏe mạnh để ngăn bệnh tật.
Năm 1976, bác sĩ Edward Jenner được công nhận là người đầu tiên sử dụng văcxin sau khi lấy mầm bệnh đậu bò chống lại đậu mùa ở người.
50 năm sau, văcxin đạt bước phát triển mới với sự ra đời của mũi tiêm dưới da và đây chính là chìa khóa giúp Louis Pasteur chế tạo thành công văcxin bệnh dại.
Đến những năm 1920, văcxin các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và lao đã có. Kể từ năm 1980, bệnh đậu mùa hoàn toàn bị xóa sổ.
Galileo được coi là người đầu tiên phát minh ra nhiệt kế. Song phải đến giữa những năm 1800 các bác sĩ mới có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân.
Năm 1866, loại nhiệt kế nhỏ gọn dài 15 cm ra đời. Phiên bản đầu tiên có dạng một ống mỏng thủy tinh chứa thủy tinh bên trong, được gắn vào một tấm ngà hoặc gỗ.
Lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ chỉ thực sự phát triển khi công nghệ cấy da đạt được thành tựu nhất định vào cuối những năm 1800.
Sau đó 200 năm, các nhà khoa học Pháp thực hiện ca ghép một phần mặt đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, y học có thể ghép toàn bộ mặt cho bệnh nhân.
Từ khoảng 4.000 năm trước công nguyên con người đã biết sử dụng hỗn hợp thảo dược với hoa thuốc phiện. Đến năm 1771, oxit nitơ được phát hiện.
Nhà hóa học Humphry Davy nhận định chất này giảm đau thể chất nên có thể đưa vào áp dụng trong các ca mổ mà bệnh nhân không mất quá nhiều máu. Oxit nitơ sau đó được dùng trong nhổ răng rồi mở rộng sang các ca phẫu thuật khác.
Apsirin là một liều thuốc xưa cũ. Người Ai Cập cổ đại đã dùng vỏ cây liễu để điều trị các chứng đau nhức mà không biết đó là loại aspirin tự nhiên có tên axit salicylic, giúp giảm sốt và nhiễm trùng. Thế kỷ 19, axit salicylic được chế thành dạng viên nhỏ như chúng ta thấy ngày nay.
Sự ra đời của thuốc tránh thai đã giúp một nửa thế giới kiểm soát việc sinh nở. Điều thú vị là thuốc tránh thai đầu tiên trên thế giới có tên Enovid vốn được giới thiệu như thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt.
Trên bao bì thuốc còn ghi cảnh báo"Thuốc này có thể ngăn cản mang thai". Enovid được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép lưu hành năm 1960.
Năm 1928, nhà khoa học người Anh Alexander Fleming tìm ra penicillin, đánh dấu bước ngoặt của nền y học nhân loại cũng như mở ra kỷ nguyên kháng sinh.
Nhờ penicillin, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm phổi do vi khuẩn đã giảm từ 18% trong Thế chiến thứ nhất xuống dưới 1% trong Thế chiến thứ hai.
Năm 1944, lần đầu tiên các nhà khoa học Mỹ thụ tinh trứng người bên ngoài tử cung. Ngày 25/7/1978, em bé đầu tiên được tạo ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là Louise Joy Brown (Anh) chào đời khỏe mạnh, nặng 2,6 kg. Louise được gọi là "điều thần kỳ" của gia đình và nền khoa học nhân loại.
Giới khoa học đã tìm cách cấy ghép nội tạng người và động vật từ thế kỷ 18 nhưng đến năm 1869 ca ghép da đầu tiên mới được thực hiện.
Ca cấy tạng thứ hai diễn ra vào giữa thế kỷ 20. Bước tiến quan trọng trong lĩnh vực cấy ghép là sản xuất thành công thuốc chống đào thải cyclosporine.
Vô tình được khám phá ra bởi Wilhelm Conrad Röntgen, tia X cho phép bác sĩ nhìn được bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần phẫu thuật.
Điều đáng tiếc là một số nhà khoa học đã quá nôn nóng sử dụng tia X mà không lường đến các hậu quả. Năm 1904, một trợ lý của Thomas Edison qua đời vì ung thư da sau thời gian tiếp xúc với bức xạ hàng ngày.
Đến đầu thế kỷ 20, phẫu thuật vẫn là giải pháp duy nhất cho bệnh ung thư. Những năm 1900, tia X phát triển vượt bậc và trở thành công cụ mới xác định và điều trị khối u. Bên cạnh đó, kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, hóa trị cũng bắt đầu được sử dụng.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Ngày 25/11, ĐH Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc tiểu dự án 1 của dự án xây dựng ĐH Đà Nẵng tại Hòa Quý - Điện Ngọc.