5 tầng điều trị cho người nhiễm Covid-19 ở TPHCM

GD&TĐ - TPHCM đang thực hiện theo hệ thống 5 tầng: tầng 1 chăm sóc F0 không triệu chứng, không bệnh nền chưa được điều trị ổn định, không béo phì và được cách ly tập trung tại địa phương....

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ UBND TPHCM, vừa qua, tổng số nhân lực ngành y tế đang tham gia chống dịch trên địa bàn TP là 14.129 người gồm hơn 10.000 y, bác sĩ của TP; còn lại là của Trung ương và các tỉnh thành hỗ trợ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TP đã chuyển đổi các cơ sở hạ tầng sẵn có trở thành bệnh viện dã chiến và sớm đi vào hoạt động; trong đó các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 hiện nay đều tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có là các Ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia, các khu nhà tái định cư của TP chưa đưa vào sử dụng hoặc chưa đấu giá….

TP cũng thành lập Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời trực thuộc UBND TP phố để kịp thời mua sắm các trang thiết bị y tế nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị của các cơ sở cách ly, bệnh viện trên địa bàn.

Hiện nay công tác thu dung và điều trị người bệnh Covid-19 được thực hiện theo hệ thống 5 tầng điều trị.

Trong đó, tầng 1 chăm sóc và theo dõi sức khỏe các trường hợp F0 không có triệu chứng, không bệnh nền tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.

Tầng 2 là 13 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 có nhiệm vụ điều trị các trường hợp Covid-19 có triệu chứng, và điều trị các bệnh lý nền kèm theo; xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện.

Tầng 3 là 8 bệnh viện điều trị Covid-19 ở mức cơ bản đối với các trường hợp mắc Covid-19 có triệu chứng trung bình và nặng.

Tầng 4 là 10 bệnh viện điều trị mắc Covid-19 nặng có bệnh lý do bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm; hồi sức cấp cứu (thở máy, lọc máu liên tục).

Còn tầng 5 là bốn bệnh viện hồi sức Covid-19 có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các trường hợp Covid-19 nguy kịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.