5 quan niệm ngớ ngẩn của bố mẹ về tiêm phòng vắc xin cho trẻ

Tiêm chủng là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh một số căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, những quan niệm sai lầm cũng như sự thiếu hiểu biết của nhiều bậc phụ huynh trong vấn đề tiêm chủng cho trẻ đôi khi vô tình dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

5 quan niệm ngớ ngẩn của bố mẹ về tiêm phòng vắc xin cho trẻ

Một số bệnh lây nhiễm đã không còn nên không cần phải tiêm vắc xin cho trẻ

Đây là một trong những sai lầm cơ bản mà nhiều bố mẹ mắc phải. Chính sự chủ quan này đôi khi trở thành nguyên nhân khiến con bạn mắc phải những bệnh nguy hiểm. Những dịch bệnh trên thế giới đã được kiểm soát tới mức cao nhất dựa vào những tiên tiến trong y khoa. Song điều đó không có nghĩa những dịch bệnh đó sẽ không bao giờ quay trở lại. Dịch bại liệt hay dịch sởi hiện nay là bài học nhãn tiền cho nhiều bà mẹ với sự chủ quan như vậy.

Trong thực tế, khả năng dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn sẽ xảy ra nếu trong cộng đồng vẫn còn có người chưa được miễn dịch. Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể những người này và lan rộng ra thậm chí khắp thế giới. Do đó, việc chúng ta tiêm phòng cho con cũng là một cách bảo vệ những trẻ khác không thể được chủng ngừa hoặc không đáp ứng với thuốc chủng. Nếu các em bé xung quanh được tiêm phòng đầy đủ, thì con của bạn cũng sẽ ít có khả năng mắc bệnh hơn.

5 quan niem ngo ngan cua bo me ve tiem phong vac xin cho tre - Anh 1

Ảnh minh họa

Bệnh thủy đậu không gây tử vong nên không cần cho trẻ tiêm ngừa

Theo ước tính, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 9.000 người đã nhập viện do thủy đậu. Trong số đó có khoảng 100 người chết vì căn bệnh này. Do vậy, tiêm vắc xin ngừa thủy đậu sẽ giúp trẻ hình thành cơ chế miễn dịch với căn bệnh lây lan rất nhanh và mang lại nhiều phiền toái này.

Trẻ được tiêm chủng hệ miễn dịch đã tốt, không cần bú sữa mẹ

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ song nó không phải loại vắc-xin đa năng có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, cũng không thể ngăn cản ho gà, bại liệt, ho gà, bạch hầu và bệnh nghiêm trọng khác. Tuy nhiên nếu bú sữa mẹ, trẻ sơ sinh se ít có khả năng bị cảm lạnh, đau ốm, hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn và đáp ứng tốt hơn với vắc xin khi tiêm vào cơ thể.

Xem thêm: Mách mẹ cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau tiêm phòng

Những phản ứng phụ sau tiêm phòng viêm não mô cầu cha mẹ nên biết

Tiêm phòng rồi nhưng trẻ vẫn bị bệnh là do vắc xin “rởm”?

Trước hết cần phải khẳng đinh, việc tiêm vắc-xin thực sự có hiệu quả của nó. Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận sự miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh bại liệt, sởi , bạch hầu và các bệnh khác trên cơ thể hàng chục ngàn trẻ em. Vắc-xin phát huy công dụng với hầu hết mọi trẻ nhưng với một số bé, cơ thể lại không có phản ứng với thuốc chủng ngừa. Do đó, chỉ có thể khẳng định, những trẻ được tiêm phòng sẽ có tỷ lệ miễn dịch là 85%. Tuy nhiên với những bé không tiêm, con số này là 0%.

Sau tiêm phải dán miếng hạ sốt hoặc khoai tây lên vết tiêm

Dán miếng hạ sốt hoặc đắp khoai tây lên vết tiêm cho trẻ là mẹo tránh sốt, tránh sưng vết tiêm sau tiêm được các mẹ rỉ tai nhau. Tuy nhiên điều này lại là thói quen sai lầm và phản khoa học. Sau khi tiêm chủng, trẻ sẽ ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường.

Các bà mẹ không nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi việc này sẽ làm giảm tác dụng của vacxin. Khi các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao trên 39 độ C, co giật, quấy khóc kéo dài, bú kém, khó thờ….mẹ cần đưa ngay trẻ tới bệnh viên hoặc các cơ sở y tế.

Theo SKCĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.