5 nhầm tưởng tai hại khi sạc pin điện thoại

“Đừng sử dụng điện thoại khi đang sạc”, “tránh sạc pin qua đêm” và “hãy luôn dùng điện thoại đến lúc cạn pin” là 3 trong số những nhầm tưởng phổ biến nhất khi sạc điện thoại.

5 nhầm tưởng tai hại khi sạc pin điện thoại

Khi nói tới thời lượng pin, có nhiều quy tắc khuyên người dùng những điều nên hoặc không nên làm với smartphone. Trong khi có nhiều lời khuyên đúng đắn và hữu ích, song cũng có không ít quy tắc sai hoàn toàn mà tốt nhất bạn nên bỏ ngoài tai. Dưới đây là 5 nhầm tưởng như vậy.

Nhầm tưởng 1: Không sử dụng sạc chính hãng sẽ gây hại pin

Sự thật: Sạc không chính hãng (chứ không phải loại sạc rởm) tuy không phải là loại tối ưu nhưng cũng sẽ không gây tổn hại cho pin.

Điều này đã được trang Lifehacker kết luận sau khi thực hiện một bài kiểm tra chi tiết để so sánh sạc của một số hãng điện thoại phổ biến với sạc do các bên thứ 3 cung cấp như Belkin hay KMS.

Kết quả cho thấy sạc không chính hãng dù chất lượng không tốt bằng (tất nhiên), nhưng dùng vẫn ổn và không có dấu hiệu gây hại cho pin.

Nhầm tưởng 2: Không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc

Sự thật: Bạn có thể sử dụng điện thoại vào bất cứ khi nào bạn muốn, miễn là đừng dùng sạc “rởm”.

Người ta thường đưa ra những lý do đáng sợ để cảnh báo người khác đừng dùng điện thoại khi đang sạc, chẳng hạn chúng có thể phát nổ hoặc gây giật điện. 

Điều này từng xảy ra với một người Trung Quốc tên là Ma Ailun vào tháng 7 năm ngoái khi cô sử dụng một chiếc iPhone 4 lúc đang sạc.

Tuy nhiên, kết quả điều tra sau đó đã kết luận nguyên nhân gây ra sự cố trên là do Ailun sử dụng sạc rớm thay vì sạc pin chính hãng của Apple. 

Nhầm tưởng 3: Sạc điện thoại qua đêm sẽ gây hại cho pin

Sự thật: Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi smartphone là điện thoại thông minh, vì kỳ thực chúng thông minh hơn các dòng điện thoại trước đây rất nhiều. 

Khi được sạc đầy, chúng sẽ tự biết ngưng quá trình sạc, và pin sẽ không còn được sử dụng từ khi sạc đầy cho đến khi bạn rút sạc ra.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn nên sạc điện thoại hằng đêm, vì một cốc nước đầy cũng không thể đầy thêm được nữa. Thêm nữa, người ta chứng minh được rằng pin điện thoại sẽ có tuổi thọ dài hơn khi mức năng lượng thường trực nằm trong khoảng 40 - 80%.

Nhầm tưởng 4: Bạn không bao giờ cần tắt điện thoại

Sự thật: Dù là máy móc nhưng điện thoại cũng cần phải nghỉ ngơi.

Theo Apple, để tối ưu thời lượng pin thì bạn nên tắt điện thoại thường xuyên, tốt nhất là khi chuẩn bị đi ngủ, hoặc ít nhất 1 tuần 1 lần. Điều này cũng đúng với các thiết bị Android, hoặc nếu không muốn tắt máy, chỉ cần thường xuyên được khởi động lại cũng sẽ góp phần phục hồi thời lượng pin cho nó.

Nhầm tưởng 5: Đừng sạc điện thoại cho đến khi pin cạn

Sự thật: Sạc điện thoại mỗi ngày có lợi cho pin hơn là thường xuyên để nó cạn kiệt.

Pin Lithium-ion – loại pin được sử dụng cho hầu hết các smartphone hiện nay sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi chúng được sạc thường xuyên. Nếu bạn thường xuyên để pin về mức 0%, pin sẽ trở nên mất ổn định và hoạt động kém hiệu quả.

Về mặt kỹ thuật, pin có một số lượng giới hạn các chu kỳ sạc, và mỗi lần nó bị dùng đến mức cạn kiệt sẽ được tính là hết một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới.

Nhầm tưởng 6: Nhiệt độ cao sẽ làm hỏng pin

Sự thật: Điều này thì hoàn toàn đúng. Nhiệt độ cao và đồ công nghệ không thể song hành cùng nhau, và pin điện thoại cũng không phải ngoại lệ.

Bản thân pin Lithium-icon đã khá nóng, và sẽ còn nóng hơn nữa khi đang sạc. Ngược lại nhiệt độ quá lạnh cũng không phải là điều kiện lý tưởng đối với pin điện thoại. Do vậy nhiều hãng điện thoại khuyến nghị không nên để điện thoại ở những môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Chẳng hạn theo Apple, giới hạn nhiệt độ thấp nhất cho những điện thoại iPhone là 0oC. Duy chỉ có Samsung là tự tin khẳng định những chiếc điện thoại của họ có thể hoạt động bình thường ở những nơi có nhiệt độ từ -30 đến 50oC.

Theo ITC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.