5 mẹo nhỏ giúp giảm đau nhức răng ngay tại nhà mà không phải ai cũng biết

Những cơn đau nhức răng có thể khiến bệnh nhân mắc các bệnh lý nha khoa mất ăn mất ngủ. Trước khi đến gặp nha sĩ, hãy xử lý nhanh cơn đau bằng những mẹo nhỏ đơn giản mà rất hiệu quả.

5 mẹo nhỏ giúp giảm đau nhức răng ngay tại nhà mà không phải ai cũng biết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng nhưng phổ biến nhất là do sâu răng và viêm lợi. Những cơn đau nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp giảm nhanh cơn đau buốt răng mà ai cũng có thể áp dụng được ngay tại nhà:

Súc miệng nước muối

Muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên từ lâu đã được ông cha ta sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc và điều trị các bệnh lý nha khoa. Không chỉ giữ sạch răng miệng, chăm sóc nướu lợi hiệu quả, muối còn giúp giảm nhanh cơn đau nhức răng.

5 meo nho giup giam dau nhuc rang ngay tai nha ma khong phai ai cung biet - Anh 1

Khi cơn đau bắt đầu tìm đến bạn, hãy khuấy một muỗng canh muối vào ly nước ấm và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ. Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi, đau nhức.

Súc miệng bằng trà bạc hà

Lá bạc hà chứa tinh dầu và menthol có tác dụng khử mùi hôi, sát khuẩn mạnh bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn giúp hơi thở thơm mát. Trà xanh chứa fluor giúp răng lợi chắc khỏe và chất chống oxy hóa catechin giúp giảm những triệu chứng của các bệnh răng miệng. Sự kết hợp giữa trà xanh và bạc hà giúp giảm nhanh cơn đau nhức chỉ trong ít phút.

Trước tiên cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội dùng để súc miệng, có thể uống luôn, cơn đau sẽ giảm dần và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Giảm nhanh cơn đau với lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn, giảm nhanh cơn đau.

5 meo nho giup giam dau nhuc rang ngay tai nha ma khong phai ai cung biet - Anh 2

Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút gạn lấy nước trong. Bạn súc miệng 2 lần rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm hết đau răng trong vòng 15 phút.

Cắn một miếng bông ngâm dầu đinh hương

Dầu đinh hương có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, thậm chí có thể gây tê, giúp giảm đau và chống nhiễm trùng hiệu quả. Khi thấy răng đau nhức, bạn nên ngâm một miếng bông vào tinh dầu đinh hương và đặt vào vùng sưng trong miệng sau đó nhẹ nhàng cắn xuống. Tinh dầu đinh hương nhẹ nhàng thấm sâu và lan tỏa tới vùng đau nhức giúp cơn đau dịu đi nhanh chóng.

5 meo nho giup giam dau nhuc rang ngay tai nha ma khong phai ai cung biet - Anh 3

Chăm sóc răng bằng kem đánh răng dược liệu

Những cơn đau nhức răng chính là biểu hiện của các bệnh lý nha khoa, để không phải sống chung với cảm giác khó chịu đó, chúng ta cần chăm sóc răng lợi chắc khỏe từ gốc. Hãy bắt đầu từ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, lựa chọn kem đánh răng đa công dụng vừa giữ răng sáng bóng, hơi thở thơm tho vừa bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của các bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…

5 meo nho giup giam dau nhuc rang ngay tai nha ma khong phai ai cung biet - Anh 4

Theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa, chăm sóc răng miệng hàng ngày với kem đánh răng dược liệu sẽ giúp hạn chế tối đa những cơn đau khiến chúng ta mất ăn, mất ngủ nhiều ngày. Tinh chất chiết xuất từ dược liệu kết hợp cùng với các loại vitamin, muối khoáng mang đến sự chăm sóc toàn diện nhất cho răng lợi mỗi người.

Với thành phần chứa các loại dược liệu có tác dụng ngừa viêm, kháng khuẩn, làm bền thành mạch máu, giảm chảy máu chân răng… như một dược, keo ong, đinh hương, cam thảo, vỏ cau,... sản phẩm kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp hạn chế hiện tượng sâu răng, phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm lợi.

Chăm sóc răng miệng hàng ngày với kem đánh răng dược liệu giúp chúng ta yên tâm hơn với độ chắc khỏe và sức chống chịu của nướu lợi trước sự tấn công của vi khuẩn và những tác nhân gây viêm nhiễm từ bên ngoài.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ