5 kiểu bà mẹ không nên sinh con thứ 2 kẻo nguy hiểm cả mẹ và con

Sức khỏe, thể trạng của người mẹ, điều kiện kinh tế gia đình, độ tuổi của đứa con đầu,... là những yếu tố quan trọng cần xem xét trước khi quyết định sinh con thứ 2.

Sức khỏe người mẹ không cho phép sẽ không dễ dàng cho việc sinh con thứ 2.
Sức khỏe người mẹ không cho phép sẽ không dễ dàng cho việc sinh con thứ 2.

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng chỉ dừng lại ở một con vì ngại áp lực tài chính và không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái. Thế nhưng, muốn một đứa trẻ sinh ra được chăm sóc thật tốt và đủ điều kiện phát triển toàn diện thì yếu tố tài chính thôi vẫn chưa đủ.

Bên cạnh đó, sức khỏe của người mẹ, độ tuổi của đứa con đầu,... là những yếu tố cần xem xét cho việc sinh thêm con thứ 2. 

Kiểu thứ nhất: Sức khỏe của người mẹ không cho phép 

Trải qua lần sinh con đầu, sức khỏe của người mẹ đã không còn phù hợp để có thêm con thứ 2. Nếu vợ chồng cứ khăng khăng muốn sinh thêm con, hậu quả là nguy cơ sẩy thai hoặc phá thai là rất cao.

Hơn nữa, đứa bé được sinh ra trong tình trạng sức khỏe người mẹ không tốt cũng đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau. Trong đó bao gồm cả nguy cơ thai nhi kém tăng trưởng về thể chất và chậm phát triển não bộ từ trong bụng mẹ.

Do vậy, sức khỏe người mẹ không cho phép sẽ không dễ dàng cho việc sinh con thứ 2. 

 Kiểu thứ hai: Người mẹ vừa sinh con chưa được 2 năm 

Bất kể mẹ sinh mổ hay sinh thường thì thời gian tốt nhất để sinh con thứ 2 phải sau 2 năm sinh con đầu. Bởi lẽ việc sinh đứa con đầu đã mất nhiều thời gian và sức lực của mẹ.

Thậm chí, các bà mẹ sinh thường có thời gian phục hồi nhanh hơn cũng không nên mang bầu sớm bởi đây chỉ là sự phục hồi cơ bản về thể trạng . Nếu ngay lúc này mẹ mang bầu sẽ làm tăng gánh nặng cho tử cung. 

Hơn nữa, với các bà mẹ sinh mổ phải mất ít nhất 2 năm để hoàn toàn hồi phục. Việc có con sớm càng không nên. Nếu trong quá trình phục hồi, mẹ mang thai dễ tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Cho dù thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh nhưng khi trọng lượng thai nhi càng tăng lên càng gây áp lực cho tử cung. Hậu quả là tác động vào vết thương gây chảy máu, thậm chí là đe dọa tính mạng của người mẹ. 

 Kiểu thứ ba: Điều kiện kinh tế không cho phép 

Điều kiện kinh tế cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng. Nếu điều kiện kinh tế không đủ để đáp ứng các nhu cầu và quyền lợi của con cái thì đừng vội quyết định sinh con thứ 2 . 

Một số bà mẹ vẫn cho rằng việc nuôi nấng cùng lúc 2 đứa trẻ sẽ tiết kiệm được thời gian hơn. Đồng thời người mẹ sẽ nhàn hơn khi cả 2 con được 6 tuổi. Thế nhưng, việc chăm sóc con không giống như thú cưng, không phải chỉ cho ăn ngon là được. 

Mỗi đứa trẻ được ví như “ngân hàng”, nếu gia đình không thể “kinh doanh” tốt ngân hàng đầu tiên thì việc mở thêm một chi nhánh sẽ là gánh nặng rất lớn đối với kinh tế gia đình. 

Nếu như điều kiện kinh tế gia đình không cho phép sinh con thứ 2, cha mẹ không nên khăng khăng sinh thêm con. Tại sao không thử chăm chỉ làm việc đến khi gia đình có điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống tốt hơn hẵng nghĩ đến việc có thêm một đứa con?

Hiện tại, vấn đề giáo dục của bé đầu và chất lượng cuộc sống là những nhiệm vụ cấp bách nhất. 

 Kiểu thứ tư: Đứa con đầu còn quá nhỏ 

Nếu như trước đây, chúng ta thường cân nhắc về điều kiện kinh tế và sức khỏe của người mẹ, thì hiện nay độ tuổi của đứa con đầu cũng là yếu tố cần xem xét.

Sự ra đời của đứa con thứ 2 không đơn giản như việc thêm một đôi đũa, một bát gạo mà còn nhiều yếu tố khác. Trong đó có việc bé lớn đã sẵn sàng cho việc có thêm em hay không. 

Đặc biệt, trẻ 2 – 3 tuổi đang trong giai đoạn có nhiều lo lắng, phức tạp về tâm lý. Nếu bố mẹ quyết định có thêm con nhưng chưa có đồng ý của bé lớn dễ dẫn đến cạnh tranh và tổn thương ở các bé. Trẻ còn quá nhỏ để hiểu được sự san sẻ tình thương của mẹ cho một người khác.

Hậu quả là đứa con lớn khó hòa thuận với em, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của bé lớn. Hơn nữa, các bé cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, gây ra các vấn đề khác trong gia đình. 

Kiểu thứ năm: Người chồng vô tâm, mẹ chồng không chấp nhận có đứa cháu thứ 2 

Mỗi đứa trẻ chào đời là điều gì đó thật ý nghĩa và tuyệt vời đối với các bậc làm cha, mẹ. Sẽ không khôn ngoan chút nào nếu lý do chào đời của đứa con thứ 2 chỉ là để "giữ chân" người chồng ở lại gia đình.

Nhiều bà vợ nghĩ rằng chồng mình thường xuyên vắng nhà, nếu sinh thêm con thì chồng sẽ ở nhà cùng cô chăm con. Thế nhưng, tất cả lại khác hẳn suy nghĩ của ngời vợ. Dường như sự chào đời của đứa trẻ lại gây thêm rắc rối cho mối quan hệ của cả 2 người.

Đáng nói, mặc nhiên, sự quan tâm và chăm sóc con trẻ vẫn luôn đổ lên vai người vợ. Tàn nhẫn hơn nữa nếu không chỉ chồng cô vô tâm mà ngay cả mẹ chồng cũng chưa sẵn sàng chấp nhận đứa cháu này. 

Tóm lại, nếu chưa sẵn sàng về các phương diện trên đây, mẹ đừng vội vàng sinh thêm con thứ 2 . Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ, sự phát triển về thể chất – tinh thần của trẻ, thậm chí chưa kể gánh nặng kinh tế gia đình. 

Theo Webtretho

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ