5 điều cấm kỵ khi đến Qatar xem World Cup 2022

GD&TĐ - Để tránh gặp rắc rối bị phạt tiền hay ngồi tù, người hâm mộ khi đến Qatar cần phải lưu ý 5 điều cấm kỵ dưới đây.

5 điều cấm kỵ khi đến Qatar xem World Cup 2022

Chỉ còn ít ngày nữa là sẽ khai mạc ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh tại Qatar. Người hâm mộ túc cầu trên toàn thế giới đang bắt đầu đổ về đất nước dầu mỏ này để có thể tận hưởng một tháng ăn, ngủ cùng bóng đá.

Thế nhưng, sẽ có một vài điều cấm kỵ cần lưu ý khi đến đất nước này nếu các cổ động viên không muốn chuyến đi gặp phải những rắc rối không đáng có.

Thuốc

Qatar có chính sách không khoan nhượng với những hành vi buôn bán, buôn lậu hay tàng trữ ma túy và sẽ có những hình phạt cực kỳ nặng nề đối với những cáo buộc này. Các đối tượng vi phạm có thể phải đối mặt với mức phạt tiền cao, án tù dài hạn hoặc nặng nhất là trục xuất ra khỏi phạm vi đất nước.

Một số thành phần của thuốc tây cũng có thể bị kiểm soát tại Qatar. Nếu ai đó cần mang theo thuốc, hãy đảm bảo mang chúng kèm theo với đơn thuốc được bác sĩ chính kê đơn.

Những án phạt dành cho tội phạm ma túy tại Qatar rất nặng.

Những án phạt dành cho tội phạm ma túy tại Qatar rất nặng.

Đồ uống có cồn

Khác với những kỳ World Cup trước đây, việc mua bán hoặc sử dụng đồ uống có cồn tại Qatar sẽ cực kỳ khác biệt.

Tại Qatar, đồ uống có cồn chỉ được phục vụ trong những khách sạn hay nhà hàng được cấp giấy phép. Bên cạnh đó, ở mỗi điểm thi đấu, sẽ có một khu vực riêng để bán đồ uống có cồn trước và sau trận đấu.

Việc mang đồ uống có cồn vào khán đài giờ đây cũng đã bị cấm và người hâm mộ chỉ có thể mang vào sân bia không cồn nếu họ muốn.

Độ tuổi uống bia, rượu hợp pháp ở Qatar là 21 tuổi, và bạn sẽ bị phạt nặng nếu bị cảnh sát phát hiện uống và say đồ uống có cồn ở những địa điểm công cộng (điều mà cực kỳ bình thường ở những nước đăng cai World Cup trước đó).

Đồ uống có cồn cũng không được mua tại những cửa hàng miễn thuế ở sân bay để mang vào địa phận Qatar.

LGBT

ĐT Anh là một trong những đội tuyển phản đối nhân quyền tại Qatar gay gắt nhất.

ĐT Anh là một trong những đội tuyển phản đối nhân quyền tại Qatar gay gắt nhất.

Những vấn đề về nhân quyền nói chung và đặc biệt là những kỳ thị với người thuộc cộng đồng LGBT nói riêng luôn là một vấn đề được bàn tán rất nhiều khi nhắc đến Qatar.

Tuy đời sống cá nhân được tôn trọng hết mức có thể nhưng những hành động hay có khuynh hướng bày tỏ những hành động thân mật ở những nơi công cộng được xem như là một nỗi nhục và cần được bài trừ khỏi cộng đồng.

Hiện có một điều đã thay đổi, đại diện cho nước chủ nhà đã lên tiếng rằng tại kỳ World Cup năm nay, “tất cả mọi người đều được chào đón”. Có nghĩa là những cặp đôi chưa cưới hoặc những cặp đôi đồng tính cũng sẽ được tận hưởng những giây phút đỉnh cao của bóng đá thế giới tại đây.

Quy tắc ứng xử

Người hâm mộ sẽ phải cực kỳ cẩn thận và cần hỏi ý kiến những người bản địa nếu muốn quay phim hay chụp ảnh ở những nơi công cộng vì hành vi chụp ảnh những người dân, khu quân sự, khu vực tâm linh và những công trình đang thi công là một hành vi bị nghiêm cấm.

Những hành động gây gổ tại nơi công cộng cũng là một hành động có thể bị phạt tù hoặc/và bị trục xuất.

Ở những nơi công cộng, nam và nữ cũng được khuyên là nên ở những khu vực khác nhau, tránh hòa lẫn cả nam giới và nữ giới vì theo phong tục ở Qatar, nam giới cần những không gian riêng tư còn phái nữ vẫn thuộc vai vế của nội trợ ở nhà.

Người dân Qatar rất thân thiện, họ luôn luôn chào đón khách du lịch với tấm lòng hiếu khách bậc nhất. Và trong tín ngưỡng của họ, người Qatar rất tôn trọng việc sự chào đón của họ được chấp nhận và sẽ là cực kỳ thô lỗ nếu ai đó từ chối nhận tấm chân tình của mình.

Trang phục tại Qatar

Tại một đất nước như hồi giáo như Qatar, rất dễ hiểu khi họ có những quy định riêng về trang phục cũng như cách ăn mặc tại nơi công cộng.

Phụ nữ nói riêng phải ăn mặc một cách trang trọng khi đi ra ngoài và thậm chí khi đang lái xe. Phần vai của phái nữ luôn phải được che kín và không được mặc váy ngắn.

Cả nam giới và nữ giới đều được khuyến khích mặc quần dài và tránh mặc những chiếc áo không có phần cánh tay. Nếu không ăn mặc một cách lịch sự, người hâm mộ có thể sẽ bị buộc rời khỏi những địa điểm như công trình chính phủ, trung tâm chăm sóc sức khoẻ hoặc trung tâm thương mại tại Qatar.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ