Theo nghiên cứu của The Lancet, Nhật Bản là đất nước có số lượng dân số có tuổi thọ trung bình khỏe mạnh cao nhất thế giới với cả phụ nữ và nam giới sống tới 73 tuổi mà không mắc bệnh nặng hoặc tàn tật. Tuổi thọ nói chung của người Nhật là 80.
Điều gì khiến người Nhật lại có sức khỏe tốt cho tận đến khi tuổi già như thế? Đó là câu hỏi mà Naomi Moriyama và chồng cô, William Doyle (sinh sống tại Nhật Bản và hiện đang làm việc ở Mỹ) đã đặt ra trong cuốn sách nghiên cứu của họ.
Theo Moriyama chính chế độ ăn uống và sinh hoạt của bố mẹ Nhật đã hướng dẫn cho con cái họ ngay từ khi còn nhỏ là chìa khóa giúp người Nhật có lợi thế về tuổi thọ và sức khỏe.
“So với các nước phát triển khác, người Nhật thường ăn ít calo hơn mỗi ngày và trong thực đơn luôn có cá, nhiều rau, ít thịt và sữa, món tráng miệng đơn giản.”, Moriyama nói.
Dưới đây là 5 bí quyết mẹ nên áp dụng trong gia đình để không chỉ người lớn mà con trẻ ngay từ đầu đã có sức khỏe, sức đề kháng tốt.
Chọn thực phẩm ít calo
Bữa ăn trong gia đình người Nhật thường có cơm, súp miso và những món ăn khác gồm cá, thịt, đậu hũ và không thể không có rau.
Moriyama khuyên các mẹ không cần nấu đúng món ăn của Nhật mà nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ theo phong cách Nhật Bản.
Những thực phẩm như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá… đều có lượng calo thấp. Các mẹ nên tránh cho con ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đường.
Ăn uống kiềm chế
Trẻ em Nhật Bản được khuyến khích nên để thực phẩm vào những đĩa nhỏ với lượng thực phẩm vừa phải để thưởng thức thay vì ăn thoải mái. Tần suất các bữa ăn có thể tăng lên nhưng tuyệt đối không nên ăn cũng một lúc.
“Chúng tôi thực hiện việc ăn uống kiềm chế đặc biệt với những loại thực phẩm không lành mạnh. Trẻ vẫn được thưởng thức pizza, bánh kem, bánh quy hay khoai tây chiên nhưng ở một mức độ nhỏ và không thường xuyên.”, Moriyama cho biết.
Đừng bỏ qua cơm
Cơm vẫn là món ăn chính của các gia đình Nhật Bản nói riêng và các gia đình chây Á nói chung. “Bạn thường nghe nói cơm từ gạo trắng sẽ làm tăng chỉ số đường huyết, làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến nguy cơ tăng cân. Nhưng trên thực tế, các chuyên gia không đồng ý việc liệu các chỉ số glycemic có bất cứ ảnh hưởng nào đến người không bị tiểu đường.”
Ví dụ sushi không phải là thức ăn có glycemic cao vì cơm được trộn cùng với các thực phẩm khác như cá, rau, rong biển. Việc tiêu thụ những thức ăn dạng hỗn hợp như vậy là cách mà người Nhật ăn cơm nhưng không lo đến những tác động tiêu cực của thực phẩm này.
Moriyama và rất nhiều chuyên gia khác cũng cho biết thay bằng gạo trắng, nếu mẹ có thể cho trẻ ăn gạo lứt vẫn là tốt nhất vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng hơn.
Hãy cho trẻ đi bộ
Người Nhật có thói quen hoạt động thể chất từ rất sớm. Theo tổ chức Y tế thế giới, hơn 98% trẻ em Nhật đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường.
Điều này có nghĩa là hầu hết trẻ em Nhật đang thực hiện việc hoạt động thể dục 60 phút mỗi ngày và đã tạo thành thói quen suốt cuộc đời.
Sức mạnh của bữa ăn trưa
Tất cả cả các trường học ở Nhật Bản đều rất chú trọng đến thực đơn ăn trưa của trẻ với đồ ăn tươi và thực đơn phong phú để trẻ thoải mái lựa chọn theo sở thích. Điều này không chỉ giúp trẻ có được bữa ăn trưa ngon miệng mà còn rất hào hứng với bữa ăn.
Ngoài ra, rất nhiều bà mẹ Nhật còn kỳ công chuẩn bị những hộp cơm rất đẹp mắt cho trẻ mang đến trường ăn. Hộp cơm của trẻ em Nhật Bản không chỉ phong phú mà còn rất đẹp mắt, kích thích sự thích thú, tò mò của trẻ.