5 cách dạy con vâng lời

Dạy con vâng lời là một thách thức không phải của riêng bất cứ bậc phụ huynh nào. Hãy cùng tìm hiểu nguyên do và cách giải quyết vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu qua những phân tích dưới đây.

5 cách dạy con vâng lời
5 cach day con vang loi - Anh 1

Thách thức

Bạn và đứa con 4 tuổi của mình bị mắc kẹt trong một trận chiến và con bạn có vẻ luôn là người thắng cuộc.

Khi bạn bảo thằng bé làm việc mà thằng bé không muốn làm, nó sẽ lờ bạn đi.

Khi bạn bảo thằng bé đừng làm việc gì đó mà thẳng bé muốn làm, nó sẽ nổi giận.

Bạn có thể dạy con biết vâng lời. Nhưng trước khi chúng ta thảo luận về cách làm, hãy cùng tìm hiểu lý do dẫn đến tình trạng này.

Tại sao con không vâng lời?

Khi con bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, vai trò chính của bạn là người chăm sóc. Bạn luôn ở tư thế đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Tất cả những gì trẻ phải làm là gào lên, và bạn sẽ ngay lập tức ập đến, lo lắng phục vụ cho mọi nhu cầu của trẻ. Tất nhiên, phản ứng như vậy là cần thiết và hợp lý. Một đứa trẻ cần sự chú ý thường xuyên của cha mẹ.

Tuy nhiên, sau nhiều tháng được phục vụ, trẻ sẽ hành động một cách rất tự nhiên như thể mình là ông chủ trong nhà và cha mẹ là những người phục vụ. Sau đó, đến khoảng 2 tuổi, trẻ nhận ra một thực tế khắc nghiệt: đế chế nhỏ bé của mình đã sụp đổ. Bố mẹ không còn làm theo những yêu cầu của trẻ nữa, mà chúng ta muốn trẻ phải làm theo những yêu cầu của chúng ta. Và trẻ sẽ phản ứng bằng những hành động như giận dữ, không nghe lời.

Cha mẹ cần làm gì?

Dẫn dắt

Đứa trẻ của bạn sẽ không chấp nhận vai trò chỉ đạo của bạn trừ khi trẻ nhìn thấy bạn đang là người dẫn dắt. Vì vậy, bạn cần phải khẳng định thẩm quyền của mình một cách cân bằng. Vài thập kỷ gần đây, một số chuyên gia cho rằng từ “thẩm quyền” nghe có vẻ khắc nghiệt. Tuy nhiên, sự dễ dãi có thể khiến trẻ cảm thấy lúng túng, được chiều chuộng và tự tung tự tác. Cần phải làm một chút gì đó để chuẩn bị cho trẻ trở thành một người trưởng thành biết chịu trách nhiệm.

5 cach day con vang loi - Anh 2

Kỷ luật

Từ điển định nghĩa kỷ luật là “sự rèn luyện đòi hỏi sự vâng lời hay tự kiểm soát, thường ở dạng các quy định hoặc hình phạt nếu chúng bị phá vỡ”. Tất nhiên, kỷ luật không nên trở thành sự lạm dụng hay vô lý. Mặt khác, không nên mập mờ khiến trẻ không có động cơ để thay đổi.

Rõ ràng

Hãy đưa ra những yêu cầu rõ ràng và cụ thể như “Mẹ muốn con dọn phòng”, thay vì chỉ trích, than vãn khi không thấy trẻ làm việc đó.

Quyết đoán

Nếu bạn nói không, hãy làm đúng như vậy và thống nhất điều đó với vợ/ chồng bạn. Nếu bạn quyết định sẽ phạt trẻ nếu trẻ không vâng lời, hãy làm đúng như thế. Đừng đưa mình vào những cuộc đàm phán hay thảo luận không ngừng nghỉ về việc tại sao bạn đưa ra quyết định đó. Sẽ dễ dàng cho bạn và cho đứa trẻ của bạn hơn rất nhiều nếu bạn làm đúng theo những gì mình nói trước đó.

Yêu thương

Gia đình không phải là chế độ dân chủ hay độc tài, mà là sự sắp xếp của Chúa mà trong đó con trẻ có thể được dẫn dắt để trở thành một người trưởng thành biết chịu trách nhiệm trong tình yêu thương. Là một phần trong quá trình đó, kỷ luật sẽ dạy đứa trẻ của bạn biết vâng lời và giúp trẻ cảm thấy an toàn trong tình yêu thương của bạn.

Nguyễn Thảo(Theo JW)

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ