40 năm Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II): Bước phát triển vượt bậc

GD&TĐ - Ngày 27/12, Trường ĐH LĐ-XH (Cơ sở 2 tại TP HCM) tổ chức kỉ niệm 40 năm thành lập. 

SV Cơ sở 2 - TrườngĐH LĐ-XH tại TP HCM
SV Cơ sở 2 - TrườngĐH LĐ-XH tại TP HCM

Dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Thọ Chân cùng các nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: Trần Vinh Quang & Nguyễn Văn Tí.

Ngày 27/12/1976, Bộ trưởng Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội: LĐ- TB & XH) đã ký quyết định thành lập Trường Trung học Lao động - Tiền lương II tại TPHCM, tiền thân của Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơsở II) hiện nay.

Đến nay, trường đang đào tạo gần 7.000 SV. Qua khảo sát cựu SV tháng 9- tháng 12/ 2016, cho thấy 93% SV tốt nghiệp đều có việc làm, trong đó trên 70% có việc làm phù hợp chuyên môn, sở thích.

Tổng số công chức, viên chức, người LĐ của Cơ sở II tính đến 20/12/2016 là 215 người. Số người có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, gồm cả Phó Giáo sư, GV Chính, GV Cao cấp là 157. Hội đồng KH – Đào tạo của trường có 21 thành viên, hầu hết trình độ Tiến sĩ...

Hiện tại có 16CB,GV đang làm Nghiên cứu sinh cả trong và ngoài nước; 3 người đang học thạc sỹ. Hoạt động nghiên cứu khoa học(NCKH) được Nhà trường đặc biệt quan tâm đẩy mạnh, cụ thể:

Đề tài NCKH cấp Bộ: 4 đề tài; Đề tài NCKH cấp cơ sở: 27 đề tài; Đề tài NCKH của sinh viên: 16 đề tài; Đề tài tư vấn ứng dụng cho doanh nghiệp và địa phương: 20 đề tài (với giá trị hợp đồng gần 4 tỷ đồng);Viết giáo trình: 23 giáo trình với trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học; Viết bài giảng và tài liệu khác: 40 đầu mục; Bài báo KH đăng tạp chí, kỷ yếu, hội thảo KH quốc tế: 35 bài.

Tham luận báo cáo tại hội thảo quốc gia, trường, khoa, đăng kỷ yếu: 135 bài; Biên tập và xuất bản 20 bản tin kinh tế - lao động - xã hội của Cơ sở; Xây dựng và ban hành 266 đề cương học phần của 4 ngành học (Quản trị nhân lực, Kế toán, Bảo hiểm, Công tác xã hội). Triển khai thực hiện xây dựng ngân hàng đề thi cho trên 30 học phần.

Nhà trường đặc biệt quan tâm hợp tác với doanh nghiệp để thuận lợi cho SV thực tập nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Đến nay, đã có hơn 70 doanh nghiệp hợp tác rất có hiệu quả với trường. Các doanh nghiệp đã tài trợ Quỹ học bổng tài năng SV nhà trường gần 2 tỉ đồng.

Nhà trường đã vận động cán bộ, giảng viên, công nhân viên đóng góp từ lương và trích quỹ phúc lợi, với sự hỗ trợ thủ tục của các Sở Lao động Thương binh & Xã hội tại địa phương, xây dựng được 9 căn nhà tình nghĩa tặng 9 gia đình Người có công với nước, mỗi căn trị giá bình quân 50 triệu đồng tại nhiều tỉnh, thành phố…

Với nhiều thành tích xuất sắc, nhà trường đã được tặng 2 Huân chương Lao động hạng 3 và hạng nhì; Nhiều cờ thi đua luân lưu và bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, nhiều bằng khen của UBND tỉnh, thành phố phía Nam.

Giám đốc Cơ sở 2, PGS-TS Bùi Anh Thủy cho biết: Nhà trường đang tích cực đẩy mạnh về mọi mặt để tiến tới nâng cấp cơ sở 2 thành trường ĐH LĐ-XH độc lập trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.