4 xu hướng GD bậc cao trên thế giới năm 2014

GD&TĐ - Một năm mới đã bắt đầu và chúng ta sẽ xem xét tương lai của GD bậc cao trên thế giới trong năm 2014. 

4 xu hướng GD bậc cao trên thế giới năm 2014

Tuy nhiên, trước hết hãy đánh giá xem những dự đoán được đưa ra năm ngoái có có đúng với năm 2013 hay không.


Nhìn lại năm 2013

Chúng ta đã dự đoán đúng rằng sẽ có sự chống lại việc các trường ĐH Mỹ mở chi nhánh ở nước ngoài và có các chương trình quốc tế. Vào đầu năm 2013, John Sexton - Hiệu trưởng ĐH New York = đã phải đối mặt với những lời chỉ trích một phần do kế hoạch mở rộng trường ĐH ra nước ngoài. 

Chúng ta còn thấy những ví dụ khác tương tự, như là các thành viên của ĐH Algonquin của Canada lo ngại về mở chi nhánh ở A rập Xê út. Sau đó các trường ĐH Syracuse và Brandeis (Mỹ) đã cắt quan hệ với ĐH Al-Quds ở Đông Jerusalem vì cho rằng đã không phản ứng đủ mạnh đối với những cuộc biểu tình chống Israel tại trường.

Năm ngoái, chúng ta đã dự đoán về một số tăng trưởng trong thị trường cho các trường mở chi nhánh ở nước ngoài và điều này đặc biệt đúng. Ấn Độ đã đưa ra quy định mở cửa đối với cá chi nhánh trường nước ngoài, tuy nhiên họ lại quá nghiêm khắc để có thể có được lợi ích thực sự. 

Trong năm qua, chúng ta cũng chứng kiến một số trường học rút khỏi Singapore; Hong Kong đã thu hút thêm các nhà cung cấp GD nước ngoài và Pakistan đã tuyên bố ý định xây dựng một “Thành phố tri thức”.

Ngoài ra còn có sự đa dạng hóa các chương trình học được cung cấp. Một trong những thay đổi lớn nhất trong năm là sự mở rộng của Trung Quốc với vai trò là nhà xuất khẩu các chi nhánh trường học. 

Các trường của Trung Quốc có chi nhánh được lập nên tại Lào, Malaysia, Italia và Singapore. Hiện tại ít nhất 14 quốc gia ngoài châu Âu, Bắc Mỹ và Australia đã mở tổng số 38 chi nhánh trường học, đồng thời có ít nhất 6 chi nhánh nữa đang được tạo ra.

Không có nghi ngờ rằng phát triển kinh tế vẫn tiếp tục được nhấn mạnh. Các quốc gia như Malaysia và Hàn Quốc tập trung vào việc đưa các trường ĐH vào Khu vực tự do Thương mại và đầu tư nước ngoài trong GD được xem là một phần của chương trình đổi mới. 

Những dự đoán trong năm 2014:

Việc mở chi nhánh các trường ĐH tiếp tục phát triển. Những xu hướng gần đây cho thấy việc mở rộng này tiếp tục tăng lên. Theo những dữ liệu có được, ít nhất 14 chi nhánh đang trong quá trình tạo dựng. 

Trường Texas A&M (Mỹ), vốn đã có 1 chi nhánh ở Qatar, đã tuyên bố đang mở thêm chi nhánh ở Israel. ĐH New York, ĐH Utah và ĐH George Mason (Mỹ) đã hoặc sắp mở những chi nhánh ở Hàn Quốc. 

Chính phủ sẽ tham gia nhiều hơn. Hong Kong đang tạo điều kiện để trường kinh doanh của ĐH Chicago (Mỹ) chuyển từ Singapore sang biên giới của mình. Người đứng đầu chính phủ Punjab ở Pakistan đang đầu tư đất và tiền để tạo dựng Thành phố GD mới. 

Trung Quốc đang đưa quyền lực của mình vào cả cấp độ quốc gia và địa phương bằng những quy định mới và giới hạn những tổ chức bảo hiểm chất lượng của nước ngoài. 

Thực tế, ở Trung Quốc, từ “chủ quyền GD” đang được sử dụng để tạo nên những kiểm soát mới của chính phủ. Nói chung, dường như các quốc gia đang nhận ra rằng thái độ để mặc cho GD phát triển xuyên biên giới không đem lại lợi ích quốc gia.

Châu Phi là điểm nóng mới. Hiện chưa rõ có nhiều trường ĐH chọn đầu tư vào các chi nhánh ở châu Phi hay không, tuy nhiên, có dấu hiệu của sự quan tâm. Botswana, Ghana, Nigeria, Rwanda và Nam Phi đều có các chi nhánh đang hoạt động hoặc đang được tạo ra. 

Tuy nhiên, có thể những sự hợp tác với các trường hiện có, nhằm tạo ra một số hoạt động trong thời gian ngắn, sẽ được các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tài trợ.

Tập trung vào giá trị học thuật. Một cam kết về các giá trị học thuật đang được chi nhánh các trường và những hợp tác quốc tế đưa ra.

Các trường ĐH Mỹ và các trường khác đang đánh giá những đối tác của mình, xác định xem đối tác đó có phù hợp hay không dựa trên một số tiêu chuẩn, bao gồm môi trường học thuật tương thích, sự tự do về học thuật ở nước ngoài và khả năng hoạt động ở nhiều nền văn hóa nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi của trường.

Theo Chronicle

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ