4 trận đấu nào được áp dụng VAR ở vòng 1 V-League 2023/2024?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo thông tin từ VPF, sẽ có 4 trận đấu áp dụng VAR ở vòng mở màn V-League 2023/2024.

Trận Hải Phòng FC gặp Hoàng Anh Gia Lai ở vòng 1 V-League được áp dụng công nghệ VAR.
Trận Hải Phòng FC gặp Hoàng Anh Gia Lai ở vòng 1 V-League được áp dụng công nghệ VAR.

Theo đó, có 4 trận đấu áp dụng VAR ở vòng mở màn V-League 2023/2024 gồm: Hải Phòng FC gặp Hoàng Anh Gia Lai; Thanh Hoá gặp Hà Tĩnh; Nam Định gặp Quảng Nam và CLB Công an Hà Nội gặp Quy Nhơn Bình Định.

Theo lịch thi đấu, trận Hải Phòng FC gặp Hoàng Anh Gia Lai sẽ diễn ra lúc 18h00 ngày 20/10, Thanh Hóa gặp Hà Tĩnh sẽ diễn ra lúc 18h00 ngày 21/10, Nam Định gặp Quảng Nam sẽ diễn ra lúc 18h00 ngày 22/10 và trận CLB Công an Hà Nội gặp Quy Nhơn Bình Định sẽ diễn ra lúc 19h15 ngày 22/10.

Trước đó, VPF đã được FIFA đồng ý cho sử dụng VAR sau khi gửi báo cáo về kế hoạch triển khai VAR tại V-League 2023/2024.

Lịch thi đấu vòng 1 V-League 2023/2024.

Lịch thi đấu vòng 1 V-League 2023/2024.

Theo kế hoạch, V-League 2023/2024 sẽ có tối đa 4 trận đấu tại mỗi vòng được áp dụng VAR. Ban tổ chức có 2 xe VAR được huy động bằng nguồn xã hội hóa và 2 xe VAR do FIFA tài trợ.

Trận Hải Phòng - Hoàng Anh Gia Lai vào ngày 20/10 được áp dụng công nghệ VAR do trọng tài chính Nguyễn Đình Thái điều khiển. Hai trợ lý trọng tài là Trần Duy Khánh và Lê Thanh Tùng. Trọng tài thứ 4 là Lê Đức Cảnh. Trọng tài VAR là Dương Hữu Phúc và trợ lý VAR là Hoàng Ngọc Hà (trọng tài FIFA).

Bộ Quốc phòng cũng đã đồng ý cấp phép bay cho phương tiện không người lái bay trình diễn ánh sáng nghệ thuật trong lễ khai mạc V-League 2023/2024 trên sân Lạch Tray. Màn trình diễn ánh sáng hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ cho người hâm mộ theo dõi sự kiện.

Tất cả các trận đấu thuộc vòng 1 V-League 2023/2024 sẽ được trực tiếp trọn vẹn trên các kênh sóng FPT Play, VTV5, HTV Thể Thao...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thường xuyên chấm bài và soạn giáo án điện tử, mắt của cô Nguyễn Thị Mai Hương mờ, yếu và tăng độ.

Cách bảo vệ mắt hiệu quả

GD&TĐ - Khi nhắc đến bệnh nghề nghiệp của giáo viên, nhiều người thường nghĩ đến: Khàn giọng, mất tiếng, viêm thanh quản, giãn tĩnh mạch chân do đứng nhiều.