4 tác dụng bất ngờ ngoài giải nhiệt của cây mía

Theo y học cổ truyền, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm...

4 tác dụng bất ngờ ngoài giải nhiệt của cây mía

Theo y học cổ truyền, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Chính vì thế, mía được mệnh danh là “Thanh thuốc phục mạch”.

Không chỉ là thứ cây giải khát mùa hè, mía còn được đưa vào hàng loạt bài thuốc cổ truyền như:

Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.

Nứt kẽ môi miệng: Lấy nước mía bôi ngoài, uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.

Chữa ngộ độc: Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất, mỗi thứ 20g. Cho vào một lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 - 20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người.

Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước, đun sôi trộn với nước dừa mà uống.

Chữa khí hư: Lá cây mía tím 30g, lá huyết dụ 30g, hoa mò đỏ 20g, rễ mò trắng 80g. Tất cả các vị trên thái nhỏ, sao vàng rồi sắc lên uống hàng ngày.

Theo Giao Thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ