1. Son gió
Son gió có xuất xứ từ Thái Lan hoặc Trung Quốc. Thỏi son có vỏ nhựa màu cam lẫn sọc xanh đen. Gọi là son gió vì sau khi thoa son, phải tiếp xúc với gió mới lên màu. Đặc biệt việc thường thấy là họ còn dùng son này để tô lên má giống như má hồng. Đây là sản phẩm quen thuộc của chị em phụ nữ thời bao cấp. Tuy nhiên, nếu tô son quá tay, sau khi tiếp xúc với gió và lên màu quá đậm khiến chị em không ít phen dở khóc dở cười.
2. Phấn bông lúa
Phấn Bông lúa cũng có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc. Loại phấn này có vỏ nhựa nắp xoay màu trắng với họa tiết in nổi màu vàng. Khi sử dụng, người dùng phải làm ướt bông/ cọ rồi mới chấm và dặm phấn lên mặt. Khi đó phấn sẽ phát huy tối đa tác dụng làm mướt mịn da.
Tuy nhiên, do có ít tông màu nên thông thường, gương mặt người dùng sẽ trắng hơn hẳn da thật. Điều này khiến da của họ không được thật và mang lại một lớp nền dày, nhìn rất bí.
3. Kem sâm
Những năm 80-90, chị em không có nhiều lựa chọn về kem nền như hiện nay. Họ chủ yếu dùng sản phẩm nền duy nhất là kem sâm. Loại kem này có đặc điểm là rất bám và lâu trôi. Tuy nhiên, cũng giống như phấn bông lúa, kem sâm làm da mặt của người dùng rất trắng và đôi khi lệch tông với các vùng da khác như cổ, cánh tay rất nhiều.
4. Xà bông cô Ba
Những bánh xà bông màu xanh ngọc có in hình người phụ nữ "cô Ba"- người vợ của doanh nhân Trương Văn Bền- cũng là người sáng lập ra thương hiệu mỹ phẩm thuần Việt đầu tiên vào năm 1932.
Đây cũng là một sản phẩm gợi nhắc những hoài niệm xưa khi mà những năm 80-90, xà bông cô Ba rất được ưa chuộng và được coi là sản phẩm đầu thuần Việt được nhiều người yêu thích.
Xà bông cô Ba từng được chị em Việt yêu thích vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.