Khi nào học hiệu quả nhất? Tất nhiên, khi não tỉnh táo nhất!
Khi tỉnh táo, trẻ sẽ sử dụng bộ não một cách khoa học và tận dụng tối đa thời gian tốt nhất mỗi ngày để tập trung học. Sau đó là thời gian để nghỉ ngơi và kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo học hiệu quả.
Vậy khi nào là thời gian não tỉnh táo nhất?
Các nghiên cứu sinh lý học đã phát hiện ra rằng, bộ não tỉnh táo nhất trong ngày nằm ở 4 khoảng thời gian, nếu biết vận dụng và sắp xếp hợp lý có thể giúp tập trung học rất hiệu quả.
Dưới đây là 4 thời điểm học tốt nhất trong ngày:
1. Sau khi thức dậy vào buổi sáng
Sau một đêm nghỉ ngơi, não đã loại bỏ được sự mệt mỏi của ngày hôm trước và sáng hôm sau não ở trạng thái hoạt động mới, hoàn toàn tỉnh táo.
Tại thời điểm này, bất kể nhận dạng từ hoặc bộ nhớ, ấn tượng sẽ rất rõ ràng. Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp để trẻ học và củng cố kiến thức khó và cần ghi nhớ như: từ vựng tiếng Anh, công thức toán học... Do đó, sáng sớm là thời gian tốt nhất để học và ghi nhớ.
2. Thời gian từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng
Đây là khoảng thời gian con người tràn đầy năng lượng, bộ não dễ bị kích thích và trạng thái khả năng tư duy cũng tốt nhất. Khoảng thời gian này là thời gian tốt nhất để sử dụng bộ não của bạn.
Với những trẻ em mới bắt đầu đi học, chúng có nhiều năng lượng và bộ não linh hoạt, đặc biệt phù hợp để suy nghĩ về một số vấn đề học tập và mở rộng tư duy suy nghĩ của chúng.
Do đó, phụ huynh có thể nói với con rằng, trong hai tiết học đầu tiên ở lớp, con phải chú ý đến bài giảng, đừng bỏ lỡ nội dung chính trong bài giảng của giáo viên và suy nghĩ thêm về các vấn đề giáo viên lưu ý.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích con suy nghĩ về một số câu hỏi khó mà tối hôm trước chưa làm được để tập trung tìm phương án hoàn thiện.
Trong trường hợp vẫn không thể tìm ra câu trả lời, giờ giải lao trẻ có thể hỏi thêm bạn bè cùng lớp, hoặc giáo viên của mình để giải đáp những vấn đề còn chưa hiểu.
3. Thời gian từ 6 đến 8 giờ tối
Đây cũng là thời gian tốt nhất để sử dụng bộ não. Nhiều người sử dụng thời gian này để tổng hợp và sắp xếp những vấn đề cần lưu ý trong ngày.
Trong giai đoạn này, não bắt đầu hồi phục trở lại và phản ứng rất nhanh. Vì vậy thời điểm trước khi đi ngủ cũng là khoảng thời gian ghi nhớ tốt thứ hai trong ngày, sau thời điểm thức dậy vào buổi sáng.
Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ hoàn thành tất cả các bài tập về nhà trong thời gian này, và sử dụng bộ não để tư duy hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ học tập. Thời gian còn lại có thể để não được thư giãn và nghỉ ngơi.
Học cách làm chủ hai giờ quan trọng nhất trong ngày (sáng sớm và tối) để học, sẽ thu được kết quả tốt hơn nhiều so với việc dành nhiều thời gian ở thời điểm khác trong ngày.
4. Một giờ trước khi ngủ
Sử dụng thời gian này để khắc sâu ấn tượng của trẻ, và đặc biệt là để ôn lại những điều khó nhớ sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn.
Do đó, cha mẹ có thể cho con sử dụng giờ này để xem lại những kiến thức còn mơ hồ trong ngày và để đào sâu suy nghĩ, củng cố kiến thức chắc hơn. Bố mẹ cũng có thể hướng cho con thói quen đọc một cuốn sách ngoại khóa thời điểm một giờ trước khi đi ngủ. Nếu có thời gian, trẻ có thể viết hoặc kể lại cảm xúc về những gì mình đã đọc được.
Đọc sách trước khi ngủ còn giúp trẻ bình tĩnh và có một giấc ngủ ngon hơn. Ngày hôm sau trẻ sẽ có nhiều năng lượng để thêm động lực học!
Tất nhiên, trên đây là quy luật thời gian học tập chung của con người. Còn với mỗi đứa trẻ cũng có những quy luật, thói quen và nhận thức riêng của chúng. Để nâng cao hiệu quả, hãy chăm chỉ học tập, khám phá và vận dụng tối đa khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để ghi nhớ.
Với mẹo nhỏ này, hy vọng sẽ cải thiện hiệu quả học tập của trẻ hơn, để trẻ không quá mệt mỏi và bất lực trong học tập.