Ai cũng có tế bào ung thư nhưng không phải tất cả đều sẽ mắc bệnh ung thư
Về mặt lý luận thì trong cơ thể mỗi người đích thực đều có sự tồn tại của tế bào ung thư. Trong quá trình trao đổi chất hằng ngày có hơn 10 tỷ tế bào mới sinh ra và cũng có khoảng 1 đến 20 tế bào ung thư hình thành.
Nguyên nhân là do các DNA khi tái tạo khó tránh khỏi “sai lầm”, dẫn đến đột biến gen và một phần trong các tế bào dị thường sẽ trở thành tế bào “tiền ung thư”.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì không phải ai cũng sẽ bị ung thư, chỉ cần không “kích hoạt” các tế bào đột biến thì sẽ có cơ hội phòng ngừa ung thư từ gốc rễ của nó.
Trong cơ thể người còn cả một hệ thống miễn dịch, có hiệu quả kháng ung thư mạnh mẽ và hiệu quả. Vì vậy, số người có tế bào “tiền ung thư” phát triển thành các khối u ác tính không phải là nhiều.
4 căn bệnh này không nên “để đó” vì dễ dẫn đến ung thư
Tuy ung thư là căn bệnh hiểm nghèo và đáng sợ nhưng không phải là không thể phòng ngừa, mặt khác nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội kéo dài sự sống của bệnh nhân càng cao.
Rất nhiều chứng bệnh tưởng chừng đơn giản, phổ biến khiến người ta chủ quan không điều trị dứt điểm. Nếu bạn có một trong những căn bệnh sau đây, tuyệt đối đừng “để đó” nếu không muốn biến chứng thành ung thư.
Viêm dạ dày do co thắt mãn tính.
Người bị viêm dạ dày mãn tính có xu hướng ngày càng nhiều và trẻ hóa, nhưng đa số đều là viêm không do triệu chứng co thắt dạ dày. Tuy vậy, căn bệnh này nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ phát triển thành viêm dạ dày do co thắt.
Các tế bào niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện tăng sinh thuộc dạng không điển hình, cuối cùng sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
Chính vì vậy, một khi đã được chẩn đoán là viêm dạ dày mãn tính thì bạn nên có biện pháp cải thiện càng sớm càng tốt. Trong đó, việc đảm bảo chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý rất quan trọng vì chúng tác động hàng ngày lên sức khỏe dạ dày. Ngoài ra, khám định kỳ cũng là thói quen tốt để sớm phát hiện bất thường của cơ quan tiêu hóa này.
Polyp đại tràng.
Đáng sợ hơn là polyp đại tràng còn không có triệu chứng rõ rệt nên dễ bị người bệnh bỏ qua. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người từ 45 tuổi trở lên càng nên nội soi ruột để sớm điều trị polyp nếu có.
Viêm gan mãn tính.
Theo thống kê, có trên 90% ca ung thư gan đều có tiểu sử bệnh viêm gan mãn tính kéo dài, trong đó có viêm gan A, B, xơ cứng gan v.v… Do đó, bản thân người mắc bệnh viêm gan nên kịp thời làm kiểm tra, xét nghiệm để hiểu rõ tình trạng bệnh. Sau đó nên tích cực điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa nguy cơ chuyển hóa thành ung thư gan.
Tăng sinh tuyến vú không điển hình.
Triệu chứng này đa số là xảy ra ở phụ nữ và dần dần sẽ có thể phát triển thành ung thư vú. Vì vậy, dù chưa phải là ung thư nhưng người bị tăng sinh tuyến vú nên cẩn thận hơn trong việc thăm khám định kỳ và điều trị.