Thanh lọc cảm xúc
Đối với những người có tư duy trưởng thành, kiểm soát cảm xúc là yêu cầu cơ bản nhất. Nhưng chúng ta cũng biết rằng cảm xúc nên được giải phóng thay vì bị kìm nén. Áp lực mà một người có thể chịu được là có hạn.
Khi những cảm xúc tiêu cực tích tụ đến một mức độ nhất định, sức mạnh nguyên thủy mà nó tập hợp lại giống như một trận lũ trong hồ chắn, cần phải được giải phóng kịp thời để tránh hậu quả tàn phá. Nói cách khác, chúng ta phải học cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực theo cách vô hại.
Giải tỏa không có nghĩa là buông thả bản thân một cách điên cuồng, cũng không có nghĩa là hoàn toàn mất kiểm soát bản thân, la mắng mọi người hoặc ném đồ đạc nếu bạn muốn. Đó chỉ là những hình thức giải tỏa tạm thời. Về lâu dài, nó thậm chí có thể khơi dậy nhiều cảm xúc tệ tại.
Thay vào đó, hãy xem xét những cách giải tỏa vô hại. Ví dụ, khi bạn ở một mình, bạn có thể viết ra cảm xúc và những điều bạn muốn nói vào nhật ký. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chúng ta viết ra nỗi lo lắng, nỗi buồn hoặc thậm chí là sự tức giận bên trong, quá trình viết tự nhiên có tác dụng chữa lành.
Đối với những người hướng ngoại thích giao lưu, họ có thể giải tỏa cảm xúc bằng cách trò chuyện với bạn bè.
Trong khi trò chuyện, chúng ta không thể mở rộng tầm nhìn và tránh bị mắc kẹt trong lối mòn của những cảm xúc tiêu cực, mà quan trọng hơn, chúng ta còn nhận được sự hỗ trợ về mặt tình cảm từ người khác. Điều này vô cùng quan trọng.
Tập trung vào những chuyện tốt đẹp

Khi bạn gặp khó khăn và không thể tìm ra giải pháp ngay lúc đó, cách tốt nhất là hãy gạt nó sang một bên và tập trung vào những người hoặc những việc khiến bạn cảm thấy thoải mái.
Cho dù đó là đi hát karaoke, xem một bộ phim mà bạn đang mong đợi hay thực hiện một chuyến đi ngẫu hứng, chúng đều giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc khó chịu tạm thời và cứu lấy chính mình.
Khi buồn, thay vì chỉ ôm gối và khóc một mình, tốt hơn hết bạn nên đặt vé đến nơi bạn muốn đến. Nếu tài chính của bạn cho phép, đây là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Tư duy ngược
Cảm thấy không vui là một loại đau khổ, nhưng đau khổ không nhất thiết tệ hại như bạn nghĩ. Khi bạn tìm ra nguyên nhân khiến mình đau khổ, bạn sẽ trưởng thành từ bên trong. Để đạt được điều này, cách hiệu quả nhất là sử dụng tư duy ngược.
Cái gọi là tư duy ngược chính là nhắc nhở và gợi ý cho bản thân khi bạn đang có tâm trạng không tốt, thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực hiện tại, cố gắng nhìn nhận vấn đề bạn đang gặp phải từ nhiều góc độ, đặc biệt là tìm ra những yếu tố tích cực truyền cảm hứng và có lợi cho bản thân. Bằng cách này, bạn sẽ tìm thấy ánh sáng trong bóng tối.
Ví dụ, khi bạn không làm tốt một việc gì đó, bạn cảm thấy lạc lõng và thất vọng, đừng bận tâm đến những suy nghĩ tự phủ nhận như “Mình không thể làm được, mình thậm chí không thể làm tốt việc nhỏ này”. Thay vào đó, hãy thay đổi góc nhìn của bạn.
Bạn có thể tự nhắc nhở mình: “Thực ra cách tiếp cận này không hiệu quả, nhưng may mắn là mình đã được trải nghiệm vấn đề này sớm, để tránh mắc phải sai lầm tương tự một lần nữa trong tương lai”.
Khi mọi người đang trong tâm trạng chán nản, họ dễ rơi vào cái bẫy suy nghĩ “khủng khiếp”, nghĩ rằng “cả thế giới đều tồi tệ” và do đó phủ nhận bản thân mình. Phương pháp tư duy ngược có thể ngăn chúng ta trượt vào vực thẳm tuyệt vọng và đưa cảm xúc của chúng ta trở lại đúng hướng bằng cách tái cấu trúc nhận thức.
Tránh đổ lỗi
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh khi gặp vấn đề. Ví dụ, khi bạn đang có tâm trạng không tốt, bạn sẽ nghĩ rằng nguyên nhân là do ai đó hoặc có người khiến bạn không vui.
Cách nhìn nhận vấn đề này không sai, nhưng nó cũng che giấu đi sự thật rằng một số cảm xúc tiêu cực thực chất là do nhận thức phi lý của chúng ta gây ra.
Ví dụ, những người có ham muốn kiểm soát mạnh mẽ tin rằng mọi thứ phải được thực hiện và phát triển theo ý muốn của họ. Nếu người khác không tuân theo họ, họ sẽ nghĩ rằng người này là người xấu và chống lại họ.
Họ sẽ đổ lỗi cho việc người khác không hợp tác, nhưng lý do thực sự là nhận thức sai lệch của họ về việc kiểm soát quá mức dẫn đến việc người khác không tuân thủ.
Chỉ khi không vội đổ lỗi cho người khác và tự xem xét xem liệu mình có niềm tin phi lý nào không thì bạn mới có thể thực sự loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực.