3 thói quen của bố mẹ vô tình khiến con cái... bướng bỉnh

GD&TĐ - Khi con bạn ở tuổi vị thành niên, cha mẹ đôi khi cảm thấy buồn phiền, thất vọng bởi chúng không còn muốn lắng nghe điều cha mẹ nói.

Có những lý do vì sao con không nghe lời cha mẹ (hình minh họa).
Có những lý do vì sao con không nghe lời cha mẹ (hình minh họa).

Có trẻ cãi lại cha mẹ, có trẻ thậm chí không thèm nói gì, bỏ đi hoặc có thái độ vùng vằng tiêu cực.

Vì sao lại như vậy? Theo các chuyên gia, đó có thể là bởi “Cha mẹ thường nói về những điều khiến họ khó chịu, nhưng lại không nghĩ về cách điều đó có thể khiến con cái tổn thương”.

Cha mẹ phải làm gì khi con không muốn dành thời gian nói chuyện? Dưới đây là một số nguyên nhân khiến con cái tuổi teen không còn muốn nói chuyện hoặc vâng lời cha mẹ. Điều này chưa hẳn do lỗi ở con. Cha mẹ nên tham khảo để tránh nhé.

Không thừa nhận khi cha mẹ sai

Cha mẹ cần phải chịu trách nhiệm về những điều đã làm sai trước khi có thể nói về những gì người khác sai trái. Với tư cách là cha mẹ, khi bạn sai và không thừa nhận điều đó, bạn đang cho con mình thấy rằng mình không chịu trách nhiệm.

Mặt khác, khi bạn thừa nhận mình sai, bạn thể hiện một hình mẫu mạnh mẽ về việc chịu trách nhiệm trước người khác. Hãy là người đầu tiên thừa nhận điều đó. Nói, “Mẹ/bố xin lỗi. Mẹ/bố không nên làm điều đó, không nên nói to trước mặt bạn của con, đã làm con xấu hổ trước bạn bè"; “Bố xin lỗi con. Bố thật nóng nảy khi nói với con như vậy”. Sau đó, hãy hỏi, "Con sẽ tha thứ cho bố/mẹ?"

Khi bạn làm việc đúng đắn, bạn đang kéo con bạn lại gần và con sẽ mở lòng với bạn.

Kỷ luật con trước mặt người khác

Con bị điểm xấu ở trường, cha mẹ tức giận và khi thấy con đang đi cùng đám bạn, bố/mẹ chạy đến nói “trời ơi, sao con học kiểu gì mà điểm kém đến vậy. Con sẽ bị phạt không được đi đâu vào tuần này”; “bố mẹ cấm con không được sử dụng điện thoại nữa, con không xứng đáng”…

Thật không tốt chút nào khi làm xấu mặt con trước người khác. Nếu con của bạn mắc lỗi, hãy nói với con khi chỉ có một mình, giải quyết vấn đề với con một cách riêng tư.

Việc không kỷ luật con khi con mắc lỗi cũng không tốt bởi nếu quá dễ dãi, con sẽ tiếp tục mắc lỗi nhưng nếu kỷ luật trước mặt người khác— đặc biệt là ở nơi công cộng, bạn có thể làm suy yếu tinh thần của chúng. Điều đó có thể làm cho con cảm thấy tồi tệ, có trẻ nhạy cảm còn cảm thấy ghét cha mẹ.

Nếu khi quá tức giận, bạn khó kìm chế thì ít ra bạn nên kéo con đi nhanh vào phòng WC gần đó hoặc ra chỗ xa xa một chút để thảo luận và nhắc nhở về các quy tắc. Làm như vậy, con bạn sẽ không bị tổn thương hoặc cảm thấy cha mẹ vẫn yêu thương và cho chúng cơ hội sửa chữa.

Không giữ lời hứa

Cha mẹ thường hứa với con cái của mình về điều gì đó. Ví dụ “con mà được điểm A, bố mẹ sẽ cho đi resort”; “con mà dọn dẹp nhà cửa, bố mẹ sẽ cho con đi chơi cùng đám bạn ấy”…

Tuy nhiên, do bận bịu hoặc do tâm trạng, bố mẹ lại quên mất hoặc trì hoãn lời hứa, lơ là về điều đó. Nghĩ rằng “thôi, hôm nay không thực hiện thì lần khác, có sao đâu”.

Điều ấy tưởng chừng nhỏ và không nghiêm trọng nhưng từ những việc nhỏ ấy mới trở thành việc lớn. Đó là vô tình đẩy con bạn vào lối sống không tôn trọng lời hứa. Lời hứa cần thực hiện với con bất cứ tình huống nào.

Trong khi bất khả kháng thì cần để con hiểu, rằng không thể thực hiện được là do chủ quan chứ không phải là do chủ thể cha mẹ. Ví dụ, trời bão thì không thể ra biển. Con bạn cần nhìn thấy bầu trời dông tố, gió giật… chứ không phải chỉ là nói.

Là cha, lời nói của chúng ta phải có trọng lượng. Khi chúng ta nói rằng sẽ làm điều gì đó, thì phải thực hiện cho bằng được. Đừng để con bạn hào hứng với điều gì đó rồi lại làm chúng thất vọng. Đừng nghĩ đó chỉ là chuyện nhỏ. Nếu bạn có thói quen không làm theo lời đã hứa, con sẽ không tin những gì bạn nói. Đến lúc có những cuộc nói chuyện nghiêm túc khi con bạn lớn hơn, lúc đó bạn sẽ không thể lấy lại được những gì đã gieo vào lòng chúng. 

Theo allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.