3 phép thần của Mỹ hi vọng giúp phòng không Ukraine thắng Nga

GD&TĐ - Hệ thống đầu tiên dùng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow, hệ thống thứ hai sử dụng AIM-9 Sidewinder và hệ thống thứ 3 tích hợp tên lửa tầm xa Patriot.

3 phép thần của Mỹ hi vọng giúp phòng không Ukraine thắng Nga

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh NV (NV Radio) vào ngày 14 tháng 11 năm 2023, người phát ngôn của Lực lượng Không quân thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine là ông Yuriy Ignat đã tiết lộ rằng, hệ thống phòng không thời Liên Xô Buk-M1 đã được sửa đổi để phù hợp với việc phóng tên lửa Mỹ “Chim Sẻ Biển” RIM-7 Sea Sparrow.

Vị quan chức Ukraine tiết lộ, việc tích hợp vũ khí phương Tây với vũ khí Liên Xô là một phần của chương trình mang tên “Frankenstein hóa” (Frankensteinization) là chương trình phát triển vũ khí lai giữa Liên Xô và phương Tây, phục vụ cho Quân đội Ukraine).

Sản phẩm đầu tiên của chương trình này là việc tích hợp tên lửa hành trình tầm xa chống radar AGM-88 HARM của Mỹ lên máy bay chiến đấu Liên Xô MiG-29 của Ukraine, sau đó là việc tích hợp tên lửa Storm Shadow của Anh và SCALP (phiên bản Pháp của Storm Shadow) cho máy bay Su-24.

Riêng trong lĩnh vực phòng không, các dự án loại này được gọi là “FrankenSAM”.

Đề xuất điều chỉnh các bệ phóng cho tên lửa phòng không NATO do Hoa Kỳ tài trợ tập trung vào việc phát triển ba hệ thống phòng không lai riêng biệt trong dự án, hệ thống đầu tiên là Buk-M1 tích hợp tên lửa hạm đối không RIM-7 Sea Sparrow.

Nguồn gốc của nỗ lực hợp tác này có thể bắt nguồn từ cuối năm ngoái khi các quan chức Ukraine tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh của họ để giải quyết những thách thức trong việc mua các thiết bị, đạn dược tương thích với các hệ thống Buk thời Liên Xô, mà chỉ còn Nga sản xuất được.

Giải pháp này giải quyết tình trạng thiếu tên lửa 9M38 của Liên Xô và kết hợp bệ phóng Buk-M1 với tên lửa Sea Sparrow, đưa ra cách tiếp cận sáng tạo để khắc phục các vấn đề về khả năng tương thích.

Việc điều chỉnh nhằm mục đích kết hợp công nghệ của Liên Xô với những tiến bộ công nghệ của Mỹ, khẳng định việc sản xuất tên lửa cho các hệ thống phòng không Buk-M1 và S-300 còn là độc quyền của Nga, mở đường cho việc tích hợp những tên lửa có tầm phóng xa hơn cho Quân đội Ukraine.

Ông Yuriy Ignat cho biết, các đối tác phương Tây đã xác nhận việc các hệ thống phòng không cải tiến này đã trải qua thử nghiệm thành công tại một cơ sở huấn luyện ở Mỹ.

Thông tin từ người phát ngôn của Lực lượng Vũ trang Ukraine chỉ ra rằng, quá trình tích hợp tên lửa RIM-7 vào bệ phóng hệ thống phòng không Buk-M1 của Ukraine đã xong. Hiện nay, Quân đội Ukraine cũng đã nhận được nguồn cung cấp tên lửa RIM-7 Sea Sparrow từ Bỉ và Hoa Kỳ.

Yury Ignat nhấn mạnh, mặc dù tên lửa Sea Sparrow cung cấp khả năng bảo vệ trong bán kính hạn chế, nhưng việc kết hợp chúng được coi là có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Đề cập đến thách thức trong việc thu hẹp khoảng cách về phòng không giữa Nga với Ukraine, người phát ngôn lưu ý rằng, Ukraine cần có một số lượng đáng kể các đơn vị Buk-M1 được trang bị tên lửa của Mỹ mới có thể đánh chặn được các tên lửa và UAV với số lượng lớn của Nga.

Mặc dù tên lửa này có tầm phóng không xa nhưng vẫn có tác dụng bảo vệ quan trọng. Một ví dụ so sánh tiêu biểu là mặc dù cũng bị coi là lỗi thời như Buk-M1 Liên Xô nhưng hệ thống phòng không MIM-23 Hawk của Mỹ đã chứng tỏ tính hiệu quả trong các hoạt động của Ukraine.

Hệ thống phòng không hybrid thứ hai, hiện đang được phát triển, tích hợp các radar thời Liên Xô với radar của Mỹ để lắp đặt tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder. Cách tiếp cận này thúc đẩy khả năng thích ứng của tên lửa Sidewinder với những sửa đổi nhỏ để tích hợp, đơn giản hóa việc tấn công mục tiêu.

Hệ thống FrankenSAM thứ ba và và cũng là loại mạnh nhất, có tầm bắn xa nhất đại diện cho một tiến bộ rất đáng chú ý khi giúp Ukraine có một hệ thống phòng không tầm xa rất mạnh, bằng cách kết hợp linh kiện tên lửa đất đối không “Patriot” của Mỹ cùng hệ thống radar kiểu Liên Xô.

Theo giới quân sự Mỹ, hệ thống này hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng tiềm năng thành công rất lớn, dự kiến ​​sẽ hoàn tất ngay trong mùa đông này, nhằm tăng cường khả năng phòng không của quốc gia đồng minh, giúp Ukraine đánh bại lực lượng Hàng không-Vũ trụ của Nga, giành thắng lợi trong cuộc xung đột với quốc gia láng giềng hùng mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.