"3 nhà" giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

"3 nhà" giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

“Uốn nắn” từ nhà đến trường

Trong những năm gần đây, trước tình trạng bạo lực học đường, Trường THCS thị trấn Thới Lai đã kết hợp chặt chẽ giữa “3 nhà” (nhà trường, gia đình, xã hội) để giáo dục học trò.

Theo thầy Phạm Văn Lục, Hiệu trưởng nhà trường, xác định vai trò của “3 nhà”, Ban Giám hiệu nhà trường có kế hoạch phối hợp cụ thể. Trước tiên, nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, thể chất, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao thông, đuối nước, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường… Kế tiếp, trường phối hợp với gia đình quản lý học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh chậm tiến bộ.

Đặc biệt, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học. Huy động nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và bảo đảm môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường. Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Song song đó nhà trường phát huy vai trò là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến, chuyển giao các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… đặc biệt là những kiến thức, biện pháp giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay. 

Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới… nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.

"3 nhà" giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh ảnh 1
Nhà trường thường xuyên hướng HS đến các hoạt động tập thể, lồng ghép giáo dục đạo đức, kỹ năng sống.

Hút học trò vào hoạt động tập thể

Để học trò gắn bó với trường lớp, với bạn bè, thầy cô, Trường THCS thị trấn Thới Lai tổ chức nhiều hoạt động mang tính tập thể. Cho học trò tham gia trò chơi dân gian, hội họa, âm nhạc, trồng rau sạch, trồng cây bonsai mini, vườn thuốc nam, chăn nuôi kết hợp xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học. Đặc biệt là xây dựng “Vườn Địa lý”; “Vườn Lịch sử”, lắp đặt các dụng cụ thể dục ngoài trời, tạo trường học như một công viên.

Chia sẻ về hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho HS, cô Phạm Kim Ngân, giáo viên Tổng phụ trách Đội cho biết, khi đẩy mạnh giáo dục, phát triển toàn diện đạo đức, kỹ năng sống cho HS, nhà trường đã nghĩ đến việc xây dựng mô hình “Trường học - Công viên - Trải nghiệm”. Tại đây, trường xây dựng những mô hình thu nhỏ về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, có hình ảnh Hồ Gươm, Tháp Rùa, Chùa Một Cột, ao cá Bác Hồ, mô hình đồi A1 trong trận Điện Biên Phủ, hầm tướng Đờ Cátxtơri, hình ảnh Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước... 

Mô hình còn có khu vực tái hiện hình ảnh mảnh đất và con người Cần Thơ; hình ảnh học sinh chung tay phòng chống bạo lực học đường... Đây là địa điểm để thầy, trò cùng nhau trao đổi, học tập và chia sẻ sau mỗi tiết học trên lớp. Hiệu quả không dừng lại ở đó, mà còn là những bài học về kỹ năng sống, xử lý tình huống giữa bạn bè, thầy cô thông qua nhiều hình thức trao đổi cởi mở, thân thiện.

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm, thường xuyên đến thăm gia đình học sinh tìm hiểu hoàn cảnh từng em. Từ đó có phương pháp phối hợp với gia đình làm tốt công tác giáo dục trẻ. Nhà trường thực hiện tốt công tác tư vấn học đường kết hợp lồng ghép tư vấn cho phụ huynh về các phương pháp giáo dục trẻ, tư vấn nghề nghiệp. Tổ chức “Diễn đàn lắng nghe ý kiến phụ huynh” kết hợp tổ chức Hội thảo giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình, từ đó tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp cho nhà trường, đồng thời cũng giúp phụ huynh định hướng phương pháp giáo dục con em mình tốt hơn.

Theo thầy Phạm Văn Lục, Hiệu trưởng nhà trường, muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Một trong những hiệu quả tích cực của mô hình là góp phần tạo diện mạo trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn và lành mạnh. Sau khi thực hiện, nhà trường đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của thầy cô, học sinh, sự đồng thuận của phụ huynh và các tầng lớp xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.