3 nguyên tắc xử lý bất thường trong Kỳ thi THPT quốc gia

Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia đã đi kiểm tra công tác tổ chức thi THPT quốc gia tại Thái Bình.
Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia đã đi kiểm tra công tác tổ chức thi THPT quốc gia tại Thái Bình.

Phòng ngừa nguy cơ xảy ra tiêu cực, gian lận

Năm 2019, Quảng Ninh có tổng số 14.180 thí sinh đăng ký dự thi. Theo bà Vũ Liên Oanh – giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh, hiện nay, tỉnh đã tổ chức các hội nghị trực tuyến, tập huấn quy chế thi; đến tất cả các điểm thi để kiểm tra tình hình dạy học; các điểm thi đều được địa phương quan tâm, tạo điều kiện cơ sở vật chất. Tỉnh cũng đồng thời đã có dự báo tình hình, lường tới những khó khăn, gia cố cơ sở vật chất… để bảo đảm kỳ thi an toàn. Toàn tỉnh lắp đặt camera ở 42 phòng gồm: phòng bảo quản đề thi, bài thi ở các điểm thi, phòng bảo quản bài thi, chấm thi…

Liên quan đến việc phòng ngừa gian lận, bà Vũ Liên Oanh băn khoăn vì các phương tiện công nghệ cao có nguy cơ gian lận thi cử được lưu hành trên thị trường khó kiểm soát. Việc kiểm tra, phát hiện những thiết bị thu phát hiện đại (kích thước nhỏ) không được phép mang vào phòng thi đối với cán bộ coi thi còn khó khăn…

Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Quảng Ninh đề nghị Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia kiểm tra, phát hiện những bất cập trong công tác chuẩn bị, hạn chế tối đa những tình huống phát sinh ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thi, đặc biệt cần có những chuyên gia về chấm thi trắc nghiệm để kiểm tra điều kiện tổ chức chấm thi, quy trình, nghiệp vụ công tác chấm thi trắc nghiệm.

Quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, đảm bảo an toàn cho kỳ thi THPT quốc gia
Quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, đảm bảo an toàn cho kỳ thi THPT quốc gia 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thủy, Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Quảng Ninh nhận định gian lận trong thi cử ngày càng tinh vi. Việc cán bộ không có ý thức, cố tình vi phạm quy chế sẽ không xảy ra. Nhưng Bộ cần tập huấn, hỗ trợ thêm về trình độ kỹ năng, kỹ thuật.

Tỉnh Quảng Ninh đã giao trách nhiệm giám đốc sở, hiệu trưởng các trường THPT, Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh nếu để xảy ra bất kỳ vi phạm quy chế phải chịu trách nhiệm (vòng trong); vòng ngoài do công an chịu trách nhiệm để bảo đảm kỳ thi an toàn, nghiêm túc.

Tại Thái Bình, năm 2019 có 19.107 thí sinh đăng ký dự thi, 34 điểm thi với tổng số 811 phòng thi. 4 trường ĐH phối hợp tổ chức thi tại địa phương là: Ngoại thương, Lao động Xã hội, Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Y dược Thái Bình.

Phó trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Thái Bình Nguyễn Viết Hiển cho biết: Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của tỉnh đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ các đơn vị trong quá trình chuẩn bị, nhưng vẫn băn khoăn, lo lắng về phát hiện, ngăn ngừa gian lận bằng thiết bị công nghệ cao; việc đưa đón, bố trí ăn nghỉ của cán bộ giảng viên trường ĐH phối hợp tổ chức thi còn khó khăn. Thí dụ, điểm thi Trường THPT Bắc Kiến Xương, THPT Đông Tiền Hải… cán bộ trường ĐH về phối hợp phải ở cách xa điểm thi 10-15 km do gần điểm thi không có chỗ ở cho các cán bộ làm công tác thi.

Đề cập công tác phòng chống nguy cơ gian lận, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Phạm Đình Tâm cho biết: ngoài bố trí hệ thống camera giám sát theo quy định của quy chế, công an tỉnh Thái Bình đã phối hợp ngành giáo dục tỉnh bố trí thêm camera hành lang của các khu vực phòng lưu trữ đề thi, bài thi, chấm thi… để giám sát các diễn biến, phòng ngừa nguy cơ xảy ra tiêu cực trong quá trình tổ chức kỳ thi.

Đáng chú ý, phòng ngừa gian lận bằng công nghệ, rút kinh nghiệm một số địa phương xảy ra năm trước, công an tỉnh Thái Bình đã trao đổi với ngành giáo dục để hướng dẫn, phổ biến cho các cán bộ làm công tác thi có thể nhận biết, nắm bắt được các thiết bị như bút, lược… có thể gắn chíp để bắt tín hiệu cho ghi âm, ghi hình phục vụ gian lận thi.

Trong xử lý bất thường của kỳ thi cán bộ làm thi cần chú ý ba nguyên tắc: Không được giấu thông tin; xử lý phải tôn trọng quy chế; đặt quyền lợi thí sinh lên trên quyền lợi của cán bộ coi thi.
 Trong xử lý bất thường của kỳ thi cán bộ làm thi cần chú ý ba nguyên tắc: Không được giấu thông tin; xử lý phải tôn trọng quy chế; đặt quyền lợi thí sinh lên trên quyền lợi của cán bộ coi thi. 

Quan tâm đến quyền lợi thí sinh

Về chống gian lận, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia – lưu ý cần chú ý cả thiết bị công nghệ cao và công nghệ thường. Thực tế sai phạm năm 2018 là công nghệ thấp, truyền thống. Ông Trinh cũng nhấn mạnh, trong xử lý bất thường của kỳ thi cán bộ làm thi cần chú ý ba nguyên tắc: Không được giấu thông tin; xử lý phải tôn trọng quy chế; đặt quyền lợi thí sinh lên trên quyền lợi của cán bộ coi thi.

Với tỉnh Quảng Ninh, ông Mai Văn Trinh cho rằng, cần lưu ý nắm vững tình hình thí sinh và có phương án phòng ngừa bất thường do đặc thù vùng núi, nhằm bảo đảm thí sinh đi thi được thuận lợi nhất. Cần bố trí lực lượng công an, hàng rào bảo vệ vòng ngoài do các tòa nhà trong khu vực điểm thi không liền kề nhau… Bảo đảm camera các phòng học được vô hiệu hóa, tránh tình trạng có thể lộ đề. Nội dung này cũng được ông Trinh nhấn mạnh khi đi kiểm tra công tác tổ chức thi THPT quốc gia tại Thái Bình.

Nhắc lại: dù quy trình chặt chẽ, thiết bị hiện đại nhưng công tác cán bộ làm thi không tốt thì vẫn xảy ra tiêu cực, ông Mai Văn Trinh lưu ý địa phương cần lực chọn cán bộ trách nhiệm, có tinh thần, uy tín… làm công tác thi làm tốt công tác tư tưởng, tập huấn thật sự tốt cho cán bộ làm thi. Nhất là lựa chọn trưởng điểm thi phải kỹ lưỡng, thực hiện nghiêm túc bốc thăm phân công cán bộ coi thi.

“Theo đánh giá của chúng tôi khâu coi thi là khâu đáng lo ngại nhất. Nếu cán bộ không trách nhiệm sẽ dẫn đến trao đổi bài thi, nhất là thời gian cuối giờ”- ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ