Ngày 30/8, Đại học Harvard đã tổ chức lễ khai giảng chào đón 1.649 tân sinh viên Khóa 2026. Chủ tịch Đại học Harvard – ông Lawrence Bacow đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc.
Những chia sẻ của ông nhận được rất nhiều sự đồng tình. Các bậc cha mẹ có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm sống của ông để dạy dỗ con em mình.
Không nên đánh giá người khác dựa trên ấn tượng đầu tiên
Vào thời điểm này cách đây 53 năm, ông tạm biệt bạn bè và gia đình ở Michigan, đến Thành phố Cambridge, bang Massachusetts để theo học đại học. Nhưng ông không phải đến Harvard mà là MIT bên cạnh. Người khiến ông ấn tượng nhất là người bạn cùng phòng năm nhất, Alan – một vận động viên bóng chuyền đến từ New Jersey.
“Anh ấy cao, còn tôi thấp. Anh ấy cởi mở, còn tôi thì quy tắc hơn. Anh ấy mang một dàn âm thanh đến ký túc xá và thích vừa học vừa nghe nhạc. Còn tôi thích học trong môi trường yên tĩnh. Anh ấy thích nghe nhạc rock, còn tôi yêu những bài hát đồng quê. Anh ấy bị ám ảnh bởi tất cả các đội thể thao ở New York. Tôi thì ghét họ.
Về mặt chính trị anh ấy khá bảo thủ, còn tôi thì ngược lại. Tôi bắt đầu cảm thấy cả hai sẽ không bao giờ hòa hợp được. Nhưng, như bạn có thể đoán – tôi đã sai rất nhiều! Bên dưới vẻ ngoài có vẻ thẳng thừng, ồn ào và bướng bỉnh đó, Alan hóa ra lại là một trong những người bạn học tốt bụng và thú vị nhất mà tôi từng gặp ở trường đại học.
Anh ấy đọc thông viết thạo, học tốt và dành nhiều thời gian dạy kèm cho tôi các môn Vật lý, Hóa học và Giải tích ở năm nhất. Mặc dù quan điểm chính trị không đồng nhất nhưng Alan luôn hoan nghênh các cuộc tranh luận mang tính xây dựng của cả hai. Và Alan trở thành bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi tiếp tục sống cùng nhau, tiếp tục học cao học".
Đã 53 năm trôi qua, Alan và Debbie vẫn là những người bạn tốt nhất. Họ cùng nhau trải qua những giai đoạn quan trọng của cuộc đời - sự ra đời của những đứa trẻ, xây dựng sự nghiệp và gia đình, những niềm vui và thất vọng trong cuộc sống, niềm vui của mọi thành công và nỗi buồn thất bại.
Thông điệp ở đây là: “Xin đừng vội đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoài hoặc ấn tượng đầu tiên”.
Muốn thay đổi thế giới, trước tiên thay đổi bản thân
Qua trao đổi với một số bạn cùng lớp, ông được rằng hầu hết học sinh đều muốn thay đổi thế giới. Tuy nhiên, theo ông “nếu bạn muốn thay đổi thế giới, bạn cần phải nắm vững nghệ thuật thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ của họ. Tôi đảm bảo với bạn, nếu bạn cứng đầu, sẽ khó có thể khiến người khác làm theo điều tốt”.
Ông cho rằng “phải sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của mình – bị thuyết phục bởi những lập luận mạnh mẽ hơn và thông tin mới. Chỉ thông qua những trải nghiệm như thế này, bạn mới có khả năng thay đổi thế giới”.
Dẫu bận học hành tới đâu cũng không được lơ là thăm hỏi gia đình
Ông dành lời khuyên cho sinh viên của mình “hãy gọi điện cho bố mẹ thường xuyên, đừng chỉ nhắn tin. Bạn sẽ có thêm nhiều người xung quanh như bạn bè, thầy cô, nhân viên trường học,… giúp đỡ để có một cuộc sống đại học suôn sẻ.
Nhưng gia đình bạn thì đang trải qua nỗi buồn thiếu vắng thành viên. Họ cũng đang trải qua một bước ngoặt lớn mà chỉ bạn mới có thể giúp họ vượt qua. Vậy nên hãy gọi điện cho bố mẹ thường xuyên. Tôi đảm bảo bố mẹ sẽ rất vui khi nhận được cuộc gọi của các bạn”