Tỏi mọc mầm
Theo một nghiên cứu của viện kỹ thuật sinh vật, khoa học thực phẩm và công nghệ trường đại học quốc gia - Hàn Quốc, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích và dinh dưỡng hơn tỏi tươi.
Cụ thể trong tỏi mọc mầm rất giàu selen, giúp chống lại quá trình oxy hóa mạnh mẽ hơn tỏi tươi gấp nhiều lần, giảm rõ rệt thiệt hại của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa da và bảo vệ tim hiệu quả.
Chị em nên nhớ, tỏi mọc mầm chứng tỏ tỏi đang già đi chứ không phải bị hỏng. Khi nấu ăn, chỉ cần cắt bỏ phần mầm xanh vì phần này có mùi khá nặng.
Mầm đậu Hà Lan
Từ trước đến nay, mầm đậu Hà Lan luôn nhận được nhiều đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, trong mầm đậu Hà Lan chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/ 100gr, gấp 27 lần so với việc chúng ta ăn rau quả, giúp mang lại một làn da mịn màng, phòng tránh mụn nhọt.
Không chỉ vậy, chu kỳ sinh trưởng của mầm đậu không dài, nên không cần bón phân hay phun thuốc. Thế nên, mầm đậu hà lan còn được đánh giá là loại thực phẩm sạch, an toàn. Chị em có thể chế biến làm rau trộn hoặc xào trứng.
Đậu tương mọc mầm
Vốn dĩ đậu tương đã có hàm lượng dinh dưỡng cao, sau khi mọc mầm lại càng gia tăng đáng kể.
Theo khoa học: đậu tương mọc mầm, hàm lượng chất béo và đường sẽ bị phân giải. Đồng thời, protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng lên đáng kể. Đậu tương mọc mầm rất tốt cho hệ tiêu hóa và làn da của trẻ (đặc biệt là trẻ dậy thì).
Chị em có thể làm sữa đậu nành hoặc xào cùng nấm hương sẽ vô cùng ngon miệng.