3 câu nói chứng tỏ trẻ thiếu cảm giác an toàn

Trong quá trình giáo dục con cái, bố mẹ không nên nói những lời hù dọa trẻ bởi về lâu dài, nó sẽ gieo rắc cảm giác thiếu an toàn cho trẻ.

3 câu nói chứng tỏ trẻ thiếu cảm giác an toàn

Bé Tiểu Vũ năm nay 3 tuổi, bé thường khóc và không chịu theo mẹ đến nhà trẻ. Chị Lý không biết cách dỗ dành nên kể chuyện ma dọa con, chị bảo: "Nếu con không nghe lời mẹ, con sẽ bị ma đến bắt". Bé Tiểu Vũ còn nhỏ, bé không hiểu ma là gì nhưng bé vẫn cảm thấy sợ hãi.

Sau đó, cô giáo nhà trẻ phản ánh với chị Lý rằng buổi trưa bé Tiểu Vũ không chịu ngủ. Khi cô giáo hỏi nguyên nhân, bé Tiểu Vũ cho biết: "Con không dám ngủ vì con sợ ma đến bắt". Cô giáo đã khẳng định với bé Tiểu Vũ, rằng trên đời này không có ma, nhưng bé Tiểu Vũ nhất quyết không tin và bé không có cảm giác an toàn.

Câu chuyện này nhắc nhở các bậc phụ huynh, trong quá trình giáo dục con cái, bố mẹ không nên nói những lời hù dọa trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và khiến trẻ sợ hãi.

Nếu trẻ thường nói 3 câu sau, chứng tỏ trẻ thiếu cảm giác an toàn và rất cần sự quan tâm của mẹ.

1. "Tối quá, con không ngủ được!"

3 câu nói chứng tỏ trẻ thiếu cảm giác an toàn và mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn - Ảnh 1.

Mẹ đợi trẻ ngủ hẳn rồi mới nên rời khỏi phòng (Ảnh minh họa).

Khi trẻ đến một độ tuổi nhất định, mẹ sẽ rèn cho trẻ tính tự lập bằng cách cho trẻ ngủ một mình. Tuy nhiên, thay đổi thói quen là điều không dễ dàng, trẻ xưa nay đã quen với việc ngủ cùng một phòng với mẹ và có mẹ bên cạnh vỗ về.

Khi trẻ rời xa vòng tay ôm ấp của mẹ, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi bóng đêm và khó ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Bước đầu mẹ nên làm là vỗ về, khiến trẻ an tâm bằng cách kể truyện cho trẻ nghe. Sau đó, mẹ đợi trẻ ngủ hẳn rồi mới nên rời khỏi phòng. Theo thời gian, trẻ sẽ dần quen với việc ngủ một mình.

2. "Mẹ đừng rời xa con!"

3 câu nói chứng tỏ trẻ thiếu cảm giác an toàn và mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn - Ảnh 2.

Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không muốn rời xa vòng tay mẹ (Ảnh minh họa).

Khi mẹ đưa trẻ đến nhà trẻ, trẻ sẽ nắm tay mẹ và khóc lóc bảo: "Mẹ đừng rời xa con". Lúc này mẹ nên lựa lời an ủi và vỗ về trẻ. Nếu trẻ kháng cự quyết liệt không muốn đi nhà trẻ, mẹ cần hỏi rõ nguyên nhân tại sao trẻ không muốn đi nhà trẻ.

Nguyên nhân có thể là do trẻ bị bạn bè bắt nạt hoặc trẻ không quen với điều gì đấy. Nếu mẹ không hỏi rõ nguyên nhân, vấn đề sẽ vẫn tồn tại và không thể nào giải quyết.

Hậu quả của việc này là trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi khi đến trường, không những ảnh hưởng đến thành tích học tập mà còn ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ.

3. "Bố mẹ đừng cãi nhau!"

3 câu nói chứng tỏ trẻ thiếu cảm giác an toàn và mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn - Ảnh 3.

Bố mẹ cần phải tuân thủ nguyên tắc ngầm là không cãi nhau trước mặt trẻ (Ảnh minh họa).

Trong cuộc sống hôn nhân, nhiều cặp vợ chồng không thể tránh khỏi mâu thuẫn và cãi nhau gay gắt trước mặt con cái. Điều này là không tốt và ảnh hưởng xấu đến trẻ. Bố mẹ cần phải tuân thủ nguyên tắc ngầm là không cãi nhau trước mặt trẻ.

Các bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng trẻ còn nhỏ nên không hiểu chuyện. Thật ra, mỗi khi bố mẹ cãi nhau, người chịu nhiều tổn thương là trẻ, trẻ con rất nhạy cảm, trẻ sẽ sợ hãi khi nghĩ đến tình cảnh bố mẹ chia cắt và người bị cho ra rìa là trẻ. Điều bố mẹ cần làm mỗi khi có mâu thuẫn là bình tình hòa giải và tránh xung đột ngay trước mặt trẻ.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ