3 cách giúp con học nhanh và hiệu quả hơn

GD&TĐ - Bạn mong muốn con học nhanh hơn và hiệu quả hơn? Giới chuyên gia có những gợi ý thiết thực để bạn có thể thử nghiệm ngay bây giờ.

Không có gì ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình học nhanh hơn. (Ảnh: ITN).
Không có gì ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình học nhanh hơn. (Ảnh: ITN).

Ở khu vực châu Á, Singapore thường được ca ngợi nhờ hệ thống giáo dục hàng đầu, nhưng việc nuôi dạy trẻ em trong môi trường học tập đầy áp lực như vậy có thể rất căng thẳng.

Từ các bài kiểm tra thông thường đến các kỳ thi lớn, cuộc sống của học sinh hiện nay đều hướng đến việc theo kịp tiến độ mà không quá áp lực.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình học nhanh hơn. Tuy nhiên, Freda Sutanto - nhà tâm lý học phát triển và giáo dục cao cấp tại Trung tâm Trị liệu Kính vạn hoa (Singapore), chỉ ra rằng việc chỉ khuyến khích trẻ tiếp thu thông tin để “tải” dữ liệu vào não hoặc để mang lại cho chúng lợi thế cạnh tranh so với các bạn cùng lứa tuổi là không hữu ích”.

Thay vào đó, điều mà cha mẹ nên hướng tới (về mặt nâng cao trải nghiệm học tập của trẻ) là việc học có ý nghĩa và tư duy phát triển.

Học tập có ý nghĩa là khi não lưu trữ thông tin trong một khuôn khổ có ý nghĩa đối với trẻ và phù hợp với thế giới quan của chúng. Tư duy phát triển đề cập đến thái độ nhận biết và đối phó với những thách thức - với niềm tin rằng việc phát triển cùng với những thách thức theo thời gian sẽ cải thiện trí thông minh".

Tóm lại, bạn muốn con mình không chỉ học nhanh mà còn học theo cách mang tính xây dựng và có ý nghĩa. Dưới đây là 4 bước để bạn hỗ trợ con đạt được điều này.

Giúp con xác định mục tiêu

Một lý do khiến trẻ học không tốt là vì chúng được cung cấp thông tin một cách thụ động. (Ảnh: ITN).
Một lý do khiến trẻ học không tốt là vì chúng được cung cấp thông tin một cách thụ động. (Ảnh: ITN).

Lưu ý rằng một lý do khiến trẻ học không tốt là vì chúng được cung cấp thông tin một cách thụ động, Sutanto khẳng định: “Trẻ nên đặt ra các câu hỏi và điều chỉnh sự hiểu biết của mình về các khái niệm trong quá trình thực hiện”.

Để giúp con xác định mục tiêu học tập, hãy hỏi con muốn đạt được điều gì khi học một khái niệm cụ thể. Ví dụ, cho con xem một trang bìa của một cuốn sách và hỏi con suy nghĩ và thắc mắc về điều đó. Con có thể nảy ra những suy nghĩ như “Con không biết tại sao thức ăn trên bàn chưa được ăn hết” hoặc “Con không hiểu tại sao con mèo kia trông giận dữ thế”.

Sutanto gợi ý: “Ở cuối cuốn sách, hãy hỏi con bạn xem chúng có tìm ra điều chúng đang thắc mắc hay không”.

Chơi trò chơi để khuyến khích học tập

Đối với phụ huynh Lee Jian Sheng, chủ sở hữu Học viện Học tập Paideia (Singapore), việc thúc đẩy tiến độ học tập là để con mình tham gia vào quá trình khám phá bản thân hơn là tuân theo các kỹ thuật cụ thể.

Anh nói: “Tôi khuyến khích con trai 6 tuổi và con gái 8 tuổi của mình học cách tự lập càng nhiều càng tốt. Hiện tại, tôi thấy rằng việc giới thiệu cho các con một số trò chơi khác nhau sẽ giúp các con học nhanh hơn và nhạy bén hơn".

Lee cho rằng việc đọc, lập chiến lược và tiếp xúc với các tình huống thử thách trong những trò chơi này cho phép trẻ sử dụng các khía cạnh khác nhau trong khả năng của mình.

Anh giải thích: “Trẻ em cần đọc luật chơi, tìm hiểu các bước hợp lý của từng trò chơi và tìm ra cách giành chiến thắng. Việc áp dụng các kỹ năng đọc viết, tư duy phê phán và giải quyết vấn đề thực sự giúp các con học tập tốt hơn".

Nắm bắt mức độ chú ý của con và giới hạn “thực hiện nhiệm vụ”

Trẻ em không có khả năng tập trung lâu như người lớn. (Ảnh: ITN).
Trẻ em không có khả năng tập trung lâu như người lớn. (Ảnh: ITN).

Trẻ em không có khả năng tập trung lâu như người lớn, vì vậy hãy ghi nhớ đặc điểm này khi dạy chúng điều gì đó. Trẻ có thể tỏ ra tập trung trong khi thực tế là chúng đang lơ đãng. Việc buộc chúng phải tập trung khi thiếu động lực sẽ làm chậm quá trình học tập về lâu dài.

Sutanto khuyên: “Hãy dành chút thời gian để hiểu con bạn có thể chú ý trong bao lâu và làm việc trong giới hạn đó để quản lý cũng như tăng cường sự chú ý.

Ví dụ, hãy quan sát trẻ chặt chẽ trong 3 đến 4 buổi học ở nhà (sử dụng đồng hồ bấm giờ một cách kín đáo) và tính trung bình thời gian trẻ thực hiện nhiệm vụ (thời gian chúng thực sự làm hoặc suy nghĩ về các nhiệm vụ)".

Nếu bạn nhận thấy con mình có thể tập trung khoảng 15 phút trước khi bị phân tâm, hãy lập một lịch học cho phép học 15 phút và nghỉ giải lao 5 phút giữa các lần học.

Đối với những trẻ có khoảng chú ý ngắn hơn, hãy cố gắng kéo dài khoảng thời gian này từ từ bằng cách tăng thời gian “thực hiện nhiệm vụ” của chúng từ 1 đến 2 phút.

Theo smartparents.sg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ