3 bộ phận này "bốc mùi" khó chịu chứng tỏ thận đang suy yếu

Chúng ta thường dành nhiều thời gian để chăm sóc dạ dày, tim, phổi... mà quên mất rằng còn có một cơ quan vô cùng quan trọng đó chính là thận.

Theo Đông y, thận được xem như gốc rễ của hoạt động sống và nền móng của sự di truyền. Nó vừa thực hiện chức năng sinh dục, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch cho đến công năng của hệ thống thần kinh. Đồng thời, thận cũng liên quan mật thiết với các tạng phủ khác nên chỉ khi thận khỏe mạnh thì chức năng sinh lý của cơ thể mới có thể hoạt động trơn tru.

3 bộ phận này "bốc mùi" khó chịu chứng tỏ thận đang suy yếu ảnh 1
Thận được xem như gốc rễ của hoạt động sống và nền móng của sự di truyền.

Để đảm bảo chức năng thận luôn ổn định, chúng ta nên theo dõi sức khỏe của thận mọi lúc, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào cần thăm khám bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ ung thư thận có cơ hội phát triển.

Theo y học Trung Quốc, khi thận của bạn "kêu cứu", sẽ có 3 bộ phận "bốc mùi" rõ rệt, đó là:

1. Nước tiểu bốc mùi

Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Chính vì vậy, nước tiểu có thể yếu tố miêu tả chức năng thận chính xác nhất.

Khi thận bị rối loạn chức năng, những loại chất không có lợi cho cơ thể sẽ không được đào thải hoàn toàn, lúc này nước tiểu phát ra mùi "đặc biệt". 

Nếu là người có sức khỏe tốt, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, mùi rất nhẹ. Nhưng nếu như màu nước tiểu đậm, mùi nặng thì hãy cẩn thận.

Nếu như màu nước tiểu của bạn đậm, mùi nặng thì hãy cẩn thận chức năng thận đã bị suy yếu.
Nếu như màu nước tiểu của bạn đậm, mùi nặng thì hãy cẩn thận chức năng thận đã bị suy yếu.

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên tiểu đêm, thấy nước tiểu có bọt, có máu... thì càng cần đi khám gấp để kiểm tra chức năng thận.

2. Miệng có mùi lạ

Hơi thở bốc mùi không chỉ là dấu hiệu của đường ruột, bệnh nha chu... mà còn có thể cảnh báo các vấn đề về thận. 

Khi thận suy yếu, các chất độc sẽ không thể được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu, chính vì thế nó có thể thoát ra ngoài qua hơi thở, mùi lúc này sẽ tương tự như trứng thối.

Hơi thở bốc mùi không chỉ là dấu hiệu của đường ruột, bệnh nha chu... mà còn có thể cảnh báo các vấn đề về thận.
Hơi thở bốc mùi không chỉ là dấu hiệu của đường ruột, bệnh nha chu... mà còn có thể cảnh báo các vấn đề về thận.

Đương nhiên, vẫn có thể xảy ra những lý do khác khiến bạn bị hôi miệng vì vậy bạn nên đi khám sức khỏe để có câu trả lời.

3. Hôi chân

Mùi hôi chân không chỉ xuất hiện do vận động nhiều mà còn có thể bắt nguồn từ khả năng bài tiết không tốt của thận. Khi thận bị rối loạn chức năng, độc tố càng tích tụ nhiều trong cơ thể do không được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu. 

Lúc này, mùi mồ hôi ở nách, đặc biệt là hôi chân càng trở nên "bốc mùi" khó chịu hơn.

Hãy cảnh giác khi chân bỗng dưng xuất hiện mùi hôi bất thường.
Hãy cảnh giác khi chân bỗng dưng xuất hiện mùi hôi bất thường.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.