Gary Chang, một kiến trúc sư người Hong Kong, đã biến căn hộ 30,5 m2 ở khu tập thể thành một không gian sống hiện đại với đầy đủ phòng tắm, nhà bếp, phòng ngủ và cả nơi ngủ dành cho khách.
Bí quyết của Chang chính là những tấm trượt mà anh có thể dễ dàng kéo qua lại giúp tiết kiệm không gian.
Khi chuyển đến Barcelona vào năm 2003, nhiếp ảnh gia Christian Schallert ra sức tìm cho mình một ngôi nhà tử tế với giá phải chăng. Và ngôi nhà “trong mơ” của anh cũng xuất hiện. Đó là chuồng bồ câu nằm trên nóc một tòa nhà, cách mặt đất khoảng 60m.
Lúc Schallert phát hiện ra thì "ngôi nhà" chỉ là một chuồng chim bẩn thỉu không được quét dọn và sửa sang thường xuyên. Nhưng nhờ con mắt thẩm mỹ và khả năng thiết kế, anh đã biến nơi đây thành một căn nhà thoáng đãng song cũng rất ấm cúng theo phong cách Lego.
Những tấm trượt giúp anh dễ dàng che đi khu vực bếp, nhà ăn, phòng tắm và nhà vệ sinh. Còn giường ngủ được đặt ở ban công tầng thượng, nơi Schallert có thể phóng tầm mắt để ngắm toàn cảnh thành phố Barcelona.
Nữ kiến trúc sư Macy Miller đã tự tay thiết kế và xây dựng lại căn nhà bình thường thành một căn hộ nhỏ nhắn xinh xắn, nơi cô đang sống cùng bạn trai và chú chó cưng.
Ngụ trên một chiếc xe kéo phẳng, toàn bộ chi phí xây dựng ngôi nhà chỉ là 11.500 USD , trong đó thứ “ngốn tiền” nhất là chiếc bồn cầu ủ phân gần như không cần dùng nước trị giá 2.000 USD.
Anh Alek Lisefski, nhà thiết kế web, cùng bạn gái mình đã hoàn thành ước mơ về một cuộc sống giản dị bằng việc xây dựng một ngôi nhà cỡ nhỏ.
Dự án này của hai người kéo dài hơn 1 năm với tổng chi phí là 30.000 USD. Thành quả thu được là một ngôi nhà di động nhỏ nhắn với diện tích 16 m2.
Tuy nhỏ nhưng căn nhà không hề đem lại cảm giác chật chội nhờ có trần nhà cao hơn 4m. Những tiện nghi có thể gấp gọn khi không dùng đến và nhiều thiết bị khác đều được sử dụng cho 2 mục đích.
Khi trúng tuyển vào đại học Yale, Elizabeth Turnbull đã quyết định xây cho mình một căn nhà 13,5 m2 để ở trong thời gian học thay vì nộp đơn vào ký túc xá.
Trong quá trình xây dựng, Turnbull luôn để tâm đến những tác động tới môi trường mà ngôi nhà có thể gây ra và luôn cố giảm thiểu tối đa những tác hại đó bằng việc sử dụng gỗ có chứng nhận FSC (Hội đồng Quản lý rừng), sơn không độc và cửa sổ tái chế.
Chỗ ngủ cho cả 4 người là chiếc giường ngủ ghép từ một chiếc giường đôi và một ghế sofa. Trong nhà có máy phát điện, lò nướng và một bếp dầu để nấu nướng. Do không có phòng tắm nên Zach cùng bạn bè thường phải xin tắm nhờ ờ nhà dân ven đường.
Chris và Malissa Tack xây ngôi nhà này ngay gần thành phố cảng Seattle, Washington. Cả 2 người đều làm lâu năm trong lĩnh vực công nghệ, bởi vậy họ quyết định rời bỏ cuộc sống vật chất, bộn bề để bắt đầu một cuộc sống mới với một căn nhà nhỏ nhắn, giản đơn.
Chris Tack hiện là một nhiếp ảnh gia. Ông đã chụp và đăng tải nhiều bức ảnh về ngôi nhà xinh xắn của mình với đầy đủ phòng bếp, phòng khách, phòng ăn, phòng tắm, phòng ngủ và cả khu để đồ.
Diện tích chỉ hơn 9 m2 nhưng trong căn nhà này vẫn có một phòng khách nhỏ, phòng ăn, nhà bếp, cũng như những vật dụng cần thiết khác như máy giặt, máy sấy, tủ đựng đồ, và giường ngủ cỡ lớn.
Ngôi nhà được giáo sư Mike Page đến từ đại học Hertfordshire và nhà sáng lập dự án Cube thiết kế để chứng minh rằng một người bình thường hoàn toàn có thể “sống một cách thoải mái và hiện đại mà không gây quá nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường”.
Với những tấm năng lượng mặt trời, ngôi nhà mang tên Eco-cube này có thể thu về 1.600 USD mỗi năm từ việc sản suất điện.
Jay Shafer là nhà sáng lập của công ty Tumbleweed Tiny House, chuyên thi công những ngôi nhà nhỏ có kích thước dao động từ 6 đến 80 m2.
Ngôi nhà của bản thân Shafer cũng chỉ rộng 8 m2 với một “khu giải trí”, một phòng bếp và đầy đủ hệ thống ống nước, vòi hoa sen, nhà vệ sinh, giường ngủ cùng những giá kệ trên khắp các bức tường.
Sau khi quay về từ chuyến đi “mở mang tầm mắt” tới Guatemala, Dee Williams đã quyết định “thu nhỏ” căn nhà của mình từ 140 m2 xuống còn gần 8 m2. Căn nhà được cô gọi với cái tên đúng như kích thước của nó “The Little House” (ngôi nhà nhỏ) chỉ mất 10.000 USD để xây dựng và được trang bị hệ thống tấm năng lượng mặt trời để cung cấp điện năng.
Là tác giả của nhiều công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng như Tòa nhà thời báo New York, Viện bảo tàng Pompidou, Paris… Zenzo Piano đang dần hướng sự chú ý sang những chi tiết nhỏ.
Đặc biệt là căn nhà nhỏ “Diogene” được xây bằng gỗ và tấm nhôm, có khả năng thu, làm sạch và tái sử dụng nước. Ngoài ra căn nhà còn tự sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, có bể chứa nước mưa, bồn cầu sinh học và hệ thống thông gió tự nhiên.
Nhìn thấy tiềm năng của một ngôi nhà bỏ hoang ở gần tòa nhà Pantheon và quảng trường St Peter, kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế Marco Pierazzi đã mua để sửa sang lại và sống ở đó cùng với vợ cho đến khi đứa con đầu chào đời.Pierazzi hiện cho thuê ngôi nhà mà ông goi là “nhỏ nhất quả đất” này trong các kỳ nghỉ.
Căn nhà đem lại cảm giác thoải mái vô cùng với phòng bếp, nhà tắm, vòi sen, giường ngủ và cả TV LED được trang bị hệ thống âm thanh chất lượng cao.
Trong tiết học về thiết kế tại trường Green Mountain, thành phố Vermont, một nhóm sinh viên đã thiết kế ra căn nhà di động vô cùng độc đáo có tên OTIS được làm hoàn toàn từ những nguyên liệu tái sinh với khả năng đặc biệt là thu và tái chế nước mưa.
Được biết đến với tên gọi Quay House, đây là căn nhà nhỏ nhất ở vương quốc Anh, trở thành điểm thu hút khách du lịch đến với xứ Wales. Ngôi nhà với không gian đủ cho một bếp lò, téc nước, một giường ngủ và khu để đồ bên cạnh giường. Căn nhà từng qua tay nhiều người suốt từ thế kỷ 16.
Với bề ngang 1,5m, đây có lẽ là căn nhà mỏng nhất trên thế giới. Kiến trúc sư người Ba Lan Jakub Szczesny đã chọn con hẻm nhỏ giữa 2 tòa nhà làm vị trí để thi công ngôi nhà này.
Căn nhà không có cửa sổ mà chỉ có một tủ lạnh siêu nhỏ để vừa 2 lon soda và một vòi hoa sen dùng cho toilet. Phòng bếp cũng không đủ chỗ cho 2 chiếc ghế.
Căn nhà nhỏ được thiết kế và xây dựng giống hình chiếc đàn accordion, nhỏ đến mức có thể gập lại và chở quanh thành phố trên một chiếc xe đạp 3 bánh.
Thiết bị trong nhà gồm có một bồn rửa, một bếp lò, giường ngủ, bồn tắm và bể nước. Điều thú vị là tất cả những đồ đạc trong nhà đều có thể chuyển đổi được, ví dụ như giường ngủ chuyển thành bàn ăn.
Do nhu cầu về phương tiện đi lại thuận tiện mà thân thiện với môi trường trong suốt lễ hội Burning Man, nhà thiết kế Paul Elkins đã thiết kế một chiếc “trại xe đạp” chạy bằng tua bin gió vừa làm phòng ngủ, phòng khách, vừa làm phòng bếp. Thậm chí “căn nhà” còn được trang bị cả lò bánh dùng năng lượng mặt trời.
Kiến trúc sư Van Bo Le-Mentzal đã dựng lên một ngôi nhà có diện tích vẻn vẹn 1m2 đủ nhẹ để kéo trên bánh xe lăn và cũng chỉ đủ chỗ để nằm ngủ hoặc ngồi.
Van Bo Le-Mentzal cho biết ông thiết kế ngôi nhà này không nhằm giải quyết nạn vô gia cư mà chỉ là một thí nghiệm để cho mọi người thay đổi cách định nghĩa chữ “nhà”.