2 giai đoạn học tiếng Jrai trong chương trình giáo dục phổ thông

2 giai đoạn học tiếng Jrai trong chương trình giáo dục phổ thông

Theo dự thảo, môn Tiếng Jrai là môn học tự chọn thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ được triển khai dạy học cho học sinh từ bậc A đến bậc B. Ở bậc A (trình độ A1, A2) tương ứng với giai đoạn giáo dục cơ bản, bậc B (trình độ B) tương ứng với giai đoạn giáo dục hướng nghiệp.

Nội dung chính của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Jrai, thiết yếu về tiếng Jrai các nét văn hoá của dân tộc Jrai đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng trình độ; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (bậc A) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (bậc B).

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (bậc A): Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức được tích hợp trong quá trình dạy học nghe, nói, đọc, viết. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi bậc/trình độ. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Jrai để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống nhằm bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ và văn hóa dân tộc.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (bậc B): Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của trình độ bậc A (trình độ A1, A2), giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ; trang bị một s

Thời lượng thực hiện chương trình ở các trình độ (theo số tiết học): Trình độ A1 (350 tiết); trình độ A2 (420 tiết); trình độ B (315 tiết). Tiểu học học 2tiết/tuần; THCS, THPT học 3 tiết/tuần theo quy định thông tư 32/TT-BGDĐT về CT GDPT mới.

Chương trình môn tiếng Jrai là chương trình khung, được thực hiện thống nhất trong các trường học trên toàn quốc có dạy học tiếng Jrai cho học sinh như là học ngôn ngữ mẹ đẻ.

Căn cứ vào chương trình khung này, có thể sẽ có nhiều nhóm tác giả biên soạn những bộ sách giáo khoa tiếng Jrai khác nhau. Điều này thể hiện chủ trương đa dạng hóa sách giáo khoa mà vẫn đảm bảo được sự thống nhất về chương trình giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Mỗi nhóm tác giả sách giáo khoa, tùy vào quan điểm của mình, có quyền chọn thiết kế các bộ sách có cấu trúc khác nhau, chẳng hạn:

Có thể bộ sách gồm nhiều cuốn, mỗi cuốn học trong một năm học; có thể bộ sách gồm số lượng cuốn nhất định cho mỗi trình độ (ví dụ trình độ A1 gồm cuốn 1, cuốn 2, cuốn 3; trình độ A2 gồm cuốn 4, cuốn 5, cuốn 6; trình độ B gồm cuốn 7, cuốn 8).

Dù thiết kế cấu trúc của bộ sách theo cách nào thì các tác giả sách vẫn phải đảm bảo sách giáo khoa bao gồm đủ những nội dung học tập và định hướng về phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá đã nêu trong chương trình này.

Bên cạnh sách giáo khoa là các tài liệu học tập chính, các nhóm tác giả có thể biên soạn các tài liệu bổ trợ để hỗ trợ học sinh học tập có chất lượng hơn như: Vở bài tập, Sách đọc thêm, các đoạn clip cung cấp tư liệu học cho học sinh,…

Dự thảo cũng nêu rõ: Để đạt được mục tiêu của chương trình, cần đảm bảo một số điều kiện cơ bản sau:

Dạy học tiếng Jrai cần dựa trên nguyện vọng, nhu cầu được học tiếng Jrai của người Jrai (theo Nghị định số 82/2010/NĐCP về Qui định việc dạy và học tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên).

Bộ GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫnSở GD&ĐT các tỉnh một cách cụ thể về việc học sinh học tự chọn môn tiếng Jrai.

Hệ thống ngữ âm và chữ viết của chương trình tiếng Jrai cần thực hiện theo Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh Gia Lai về việc công bố bộ chữ cái và hệ thống âm, vần tiếng Jrai.

Giáo viên dạy tiếng Jrai đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng Jrai tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng Jrai theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Có chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo viên tham gia công tác giảng dạy môn tiếng Jrai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.