14 năm để tìm ra chủ nhân của chiếc ví

Người đàn ông nhặt được ví vừa liên hệ với Tim Burrows và báo cho anh một thông tin rất thú vị.

Tim Burrows mất ví 14 năm trước ở một lễ hội
Tim Burrows mất ví 14 năm trước ở một lễ hội

Một người đàn ông ở Anh làm mất ví 14 năm trước vừa nhận được một thông điệp vô cùng bất ngờ từ người nhặt được ví.

Nhà văn Tim Burrows bỏ quên ví của mình tại Lễ hội đọc từ năm 2003. Nhưng mãi đến gần đây, một người đàn ông tên Giles bất ngờ liên lạc với Tim trên Facebook để nói chuyện về cái ví.

Giles nói rằng mình và bạn bè đã tìm thấy ví của Tim từ nhiều năm trước. Không chỉ vậy, họ còn lấy 10 bảng Anh trong ví để sạng tạo một trò chơi uống rượu được gọi là “Thử thách Timothy Burrows”, Mirror đưa tin.

Thích thú với câu chuyện này, Tim đăng tải tin nhắn của Giles lên mạng xã hội Twitter, thu hút hơn 53.000 lượt thích và rất nhiều bình luận.

mat vi o le hoi, 14 nam sau nhan duoc dieu nay hinh anh 2

Mãi đến gần đây, một người đàn ông tên Giles bất ngờ liên lạc với Tim trên Facebook để nói chuyện về cái ví

Giles nói rằng mình cùng bạn bè đã liên hệ với rất nhiều người tên Tim Burrows trên Facebook nhưng vẫn không thể tìm được chủ nhân của chiếc ví. Và sự thật là họ đã mất tới 14 năm để tìm ra Tim.

Giles viết: “Cái ví đã được gửi đến bộ phận tìm đồ đánh rơi nhưng trước đó, một người bạn của tôi đã “vay” một khoản tiền trong ví để mua rượu.

"Xin lỗi vì nhiều năm sau mới báo cho bạn, tôi rất vui nếu được trả lại 10 bảng Anh cho chủ nhân đích thực của cái ví”.

Sau nhiều lần trò chuyện, Tim đã gặp Giles để nhận lại 10 bảng Anh và cùng nhau chơi trò chơi uống rượu để chúc mừng.

Nhiều người dùng Twitter rất thích thú với câu chuyện này, với một người bình luận: “Bạn nên tiếp tục đi lễ hội này vào năm sau”.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.