12 câu nói ảnh hưởng sự gắn kết vợ chồng

Có những câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại dễ trở thành nguyên nhân phá vỡ sự gắn kết vợ chồng.

12 câu nói ảnh hưởng sự gắn kết vợ chồng
1. “Em thôi ngay đi!”
Điều này thực sự có thể làm cho vợ bạn cảm thấy mọi chuyện tồi tệ hơn về bất cứ điều gì hai người đang đề cập tới. Nếu bạn không muốn tiếp tục một cuộc tranh luận chưa hồi kết thì nên tạm dừng lại, có thể là im lặng. Không nên châm ngòi khiến cuộc tranh luận bùng nổ lớn hơn theo cách ra lệnh cho cô ấy.
090fd6f7f265ba1fa5cf405a5bd7c1c3.jpg
Ảnh minh họa
2. “Em để cho anh thở!”
Câu nói ngắn gọn nhưng lại như khẳng định vợ bạn đang làm gì đó rất sai. Cô ấy cảm giác có lỗi vì vắt kiệt sức lực của bạn, không cho bạn có thời gian thở chứ chưa nói tới chuyện nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy mệt mỏi và cần nạp năng lượng, bạn hãy nói với vợ việc đó theo cách dễ chịu hơn. 
3. “Em quá vô lý!”
Đừng để một câu nói biến vợ bạn trở thành một người không muốn biết và không muốn cảm thông. Cũng không nên tăng thêm căng thẳng và sự đối đầu giữa hai bạn vì một câu nói. Nên chia sẻ với vợ điều bạn muốn cô ấy lắng nghe thay vì quy kết, chỉ trích. 
4. “Em thì giúp gì được anh cơ chứ!”
Có thể vợ không hiểu hết được những khó khăn bạn đang gặp phải trong công việc nhưng cô ấy luôn muốn tìm cách giúp bạn. Đừng phủ định sự quan tâm của cô ấy khi bạn còn chưa biết vợ có thể giúp gì cho mình.
5. “Em thôi dán mắt vào điện thoại được không?”
Có thể có những tình huống quan trọng cô ấy cần giải quyết nhanh chóng nên không thể rời mắt khỏi điện thoại. Cũng có thể do mải mê tìm kiếm thứ gì đó trên mạng. Tốt hơn hai bạn nên thỏa hiệp và bạn nên tìm thời điểm khác để khuyên cô ấy thay vì đặt câu hỏi sẽ khiến cả hai khó chịu.
2.jpg
Ảnh minh họa
6. “Em không tìm được việc gì tốt hơn à?”
Không người vợ nào muốn nghe trực tiếp câu hỏi này từ chồng. Bởi nó khiến cô ấy cảm thấy mình kém cỏi. Có thể bạn nghĩ rằng vợ sẽ làm tốt hơn ở một công việc khác. Tuy nhiên, nên nói về điểm mạnh của cô ấy thay vì nhìn vào những điểm hạn chế của công việc cô ấy tìm được. 
7. “Em ghét bạn của anh”
Ngay cả khi không thích bạn của chồng, bạn cũng không nên nói thẳng rằng bạn ghét họ. Bởi điều này chỉ khiến chồng thêm khó xử và cảm thấy bị cô lập với mối quan hệ bạn bè của mình.
 8. “Anh phải biết em cảm thấy thế nào chứ”
Dù chồng có hiểu bạn tới mức nào, anh ấy cũng không thể đoán chính xác hết được cảm xúc của bạn. Có những điều bạn nên chủ động nói ra hơn là để chồng phải đoán. 
9. “Anh có thèm nghe em nói không?”
Thay vì hỏi như trách móc chồng lơ đãng, bạn có thể yêu cầu chồng chú ý lắng nghe điều bạn nói. Không nên tiếp tục một cuộc chuyện trò bằng một cảm xúc tiêu cực. 
10. “Tại sao anh không bao giờ chịu…?”
Hỏi chồng bạn tại sao không chịu hiểu, không chịu làm điều gì đó nhưng thực tế là bạn đang quy chụp rằng chồng chưa bao giờ vì bạn, nghĩ cho bạn. Ví dụ, thay vì nói: “Tại sao anh không bao giờ chịu đưa em đi ăn tối”, bạn có thể gợi ý: “Sẽ vui hơn nếu hôm nay mình đi ăn tối ngoài hàng”. 
11. “Anh chẳng bao giờ giúp em làm việc nhà”
Dù cảm thấy chồng không làm gì nhiều giúp bạn việc nhà nhưng rõ ràng anh ấy vẫn giúp bạn một số việc. Bởi thế câu nói của bạn như lời khẳng định rằng anh ấy chưa từng giúp bạn và phủ định sự chia sẻ của anh ấy trước đó. Cách tốt hơn là bạn nên đưa ra việc cụ thể yêu cầu anh ấy chia sẻ và thừa nhận sự chia sẻ đó.
lazy-husband-watching-tv-his-260nw-1147686899.jpg
Ảnh minh họa

12. “Đó là lỗi của anh!”

Đổ tất cả lỗi cho chồng không phải là cách có thể giải quyết tốt vấn đề, khó khăn hai bạn đang gặp phải. Điều vô cùng quan trọng đối với cặp vợ chồng là giải quyết vấn đề với tư cách là một đội. Nếu bạn muốn thay đổi cách chồng có thể cùng bạn giải quyết vấn đề, bạn nên kiếm những câu nói dễ chịu hơn.
Theo phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.