12 bệnh dễ gặp trong mùa đông và cách phòng tránh

Thời tiết mùa đông lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, dị ứng, cúm, tê cóng... nếu bạn không biết cách phòng tránh.

12 bệnh dễ gặp trong mùa đông và cách phòng tránh

1. Cảm lạnh

Có hơn 100 loại virus là thủ phạm gây nên chứng cảm lạnh. Vào những ngày mùa đông, trời lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến bạn càng dễ mắc chứng cảm lạnh hơn bao giờ hết. Khi mắc bệnh bạn sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, khó thở, chảy nước mắt, đau các khớp, sốt, nghẹt mũi.

2. Viêm họng

Là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.

3. Hen suyễn

Khó thở là biểu hiện điển hình của hen, hơi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím... Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan - Trưởng khoa Hô hấp Nhi (Bệnh viện Xanh Pôn) - khuyến cáo, những người có sẵn tiền sử bị hen thì khi trời trở lạnh rất dễ bị tái phát cơn, bệnh thường trở nặng hơn.

4. Đau khớp

Nhiều bệnh nhân viêm khớp cho biết, các khớp của họ trở nên đau nhức hơn vào mùa đông. BS. Terrence Starz - Giám đốc Trung tâm Viêm khớp (Đại học Pittsburgh) khuyên, vào mùa đông nên giữ thân thể ấm áp, tránh công việc quá sức ngoài trời lạnh.

5. Hạ thân nhiệt

Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo.

6. Tê cóng

Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Theo TS Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.

7. Cúm

Virus cúm lưu hành mạnh vào mùa đông, bất kể ai cũng có thể mắc bệnh, kể cả người khỏe mạnh cũng có thể trở bệnh nặng chỉ sau 2 ngày nhiễm vi rút.

8. Bệnh về da

Trời lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, và chất bã, không khí hanh khô làm da bị mất nước nhiều hơn. Da tay, chân có biểu hiện bị khô, nứt nẻ, bong vảy. 

Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, chảy máu thậm chí có thể đóng vẩy sinh mủ.

9. Viêm mũi - xoang

Biểu hiện của bệnh: ngứa và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Trẻ còn bú thì bị nghẹt mũi, thở khò khè, phải thở bằng miệng, khi bú phải ngưng lại nhiều lần để thở, ngủ không yên giấc.

10. Dị ứng lạnh

Khi gặp thời tiết lạnh, nhiều người bị dị ứng ngứa khắp da. Nguyên nhân là do khi tiếp xúc với lạnh, kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều chất histamin và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa...

11. Trầm cảm

Một rủi ro của mùa đông, tuy không hiểm nghèo nhưng cũng làm trạng thái tinh thần của nhiều người trầm xuống, đó là “nỗi buồn mùa đông” (Blues Winter). Lý giải hiện tượng này, người ta cho rằng trong thời tiết giá lạnh, chất serotonin trong não bộ thấp, mà ít serotonin là lý do khiến con người trầm buồn.

12. Quai bị

Còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. 

Triệu chứng của bệnh: sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

Cách phòng bệnh mùa đông

1. Theo các bác sĩ, để phòng chống các bệnh vào mùa đông bạn nên mặc quần áo đủ ấm, và luôn giữ ấm cho đôi tay và đôi chân. 

Giữ ấm đôi tay và đôi chân sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh khi lạnh hoặc các bệnh trong mùa đông, hạn chế cho trẻ nhỏ, người già ra ngoài trời lúc có sương, gió.

2. Thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho gia đình nhất là trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý.

3. Ăn uống đủ chất để có năng lượng chống lạnh và súc miệng nước muối hằng ngày. Nên uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng khí.

4. Vào mùa đông, mặt trời mọc muộn hơn, hơi lạnh của mùa đông khiến chúng ta khó rời khỏi chiếc giường ấm áp. Vì vậy, bạn nên dậy sớm và tập thể dục thường xuyên để có một ngày thật sảng khoái và năng động.

5. Da thường có xu hướng bị khô vào mùa đông. Để tránh điều này, hãy sử dụng sữa có chứa chất dưỡng ẩm. Bạn nên dùng kem dưỡng ẩm trên cơ thể ít nhất một lần trong ngày.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.