11 nguyên nhân bất ngờ khiến hai quả thận chứa đầy sỏi

Việc uống ít nước, ăn nhiều thịt động vật, lạm dụng thuốc… có thể khiến bạn bị sỏi thận.

Nếu trước đó bạn từng bị sỏi thận thì hãy uống khoảng 2l nước mỗi ngày.
Nếu trước đó bạn từng bị sỏi thận thì hãy uống khoảng 2l nước mỗi ngày.

1. Thiếu nước

Cơ thể cần tạo ra đủ nước tiểu để pha loãng những thứ có thể biến thành sỏi thận. Nếu bạn không uống đủ nước hoặc đổ mồ hôi quá nhiều, nước tiểu sẽ có màu đậm. Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc trắng trong.

Nếu trước đó bạn từng bị sỏi thận thì hãy uống khoảng 2l nước mỗi ngày. Hãy thêm chút nước chanh, cam, quất vào nước để giảm khả năng bị sỏi thận vì những trái cây họ cam quýt sẽ ngăn chặn hình thành sỏi thận.

2. Chế độ ăn uống

Sỏi thận xảy ra khi canxi, oxalate tích tụ trong quá trình thận tạo ra nước tiểu. Oxalate là một chất hóa học có trong các loại thực phẩm và rau quả tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng oxalate cao nếu trước đó bạn từng bị sỏi thận. Những loại rau nên hạn chế gồm: rau bina, cây đại hoàng, cám ngũ cốc

Nhiều người vẫn tin rằng uống sữa sẽ tăng khả năng bị sỏi thận vì nó chứa nhiều canxi nhưng điều này không đúng. Nếu bạn ăn hoặc uống thực phẩm giàu canxi (như sữa và phô mai) và thực phẩm có oxalate cùng một lúc sẽ giúp cơ thể khử oxalate tốt hơn.

3. Natri

11 nguyen nhan bat ngo khien hai qua than chua day soi - 3

Bạn chủ yếu tiêu thụ chất này thông qua muối ăn. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc sỏi thận nên hãy hạn chế đồ ăn mặn, thực phẩm đóng hộp, thịt đóng gói và thực phẩm chế biến khác.

4. Protein động vật

Sỏi thận hình thành khi nước tiểu có quá nhiều axit. Thịt đỏ và động vật có vỏ có thể làm cho axit uric trong cơ thể bạn tăng lên. Điều này có thể gây ra bệnh gút hoặc dẫn đến sỏi thận.

Quan trọng hơn, protein động vật làm tăng mức canxi trong nước tiểu và làm giảm lượng citrate, cả hai đều khiến bạn dễ bị sỏi thận.

5. Các vấn đề về ruột

11 nguyen nhan bat ngo khien hai qua than chua day soi - 4

Sỏi thận là vấn đề về thận phổ biến nhất ở những người mắc bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các vấn đề về đường ruột có thể khiến bạn bị tiêu chảy do đó khiến bạn ít đi tiểu và hình thành sỏi thận.

6. Béo phì

Bạn có khả năng bị sỏi thận gấp đôi nếu bị béo phì. Phẫu thuật giảm cân có thể giúp bạn giảm béo và cải thiện sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng những người phẫu thuật để giảm béo sẽ có nguy cơ bị sỏi thận do cơ thể kém hấp thu vì phải thu hẹp dạ dày.

7. Bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh này có thể làm cho nước tiểu của bạn có tính axit hơn, tăng khả năng gây sỏi thận.

8. Bệnh Gout 

11 nguyen nhan bat ngo khien hai qua than chua day soi - 5

Tình trạng này làm cho axit uric tích tụ trong máu và hình thành các tinh thể trong khớp và thận. Sỏi thận có thể trở nên lớn và rất đau.

9. Bệnh cường cận giáp

Các tuyến cận giáp của bạn có thể bơm ra quá nhiều hormone, làm tăng nồng độ canxi trong máu và nước tiểu của bạn và dẫn đến sỏi thận.

10. Nhiễm acid ống thận

Vấn đề về thận này gây ra quá nhiều axit tích tụ trong cơ thể và cuối cùng cũng gây sỏi thận.

11. Dùng các loại thuốc gây sỏi thận

Một số có thể gây ra sỏi bao gồm:

Một số loại kháng sinh, bao gồm kháng sinh ciprofloxacin và sulfa

Một số loại thuốc điều trị HIV và AIDS

Một số thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Nhưng một số thuốc lợi tiểu loại thiazide thực sự giúp ngăn ngừa sỏi.

Theo Báo giao thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.