11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt tốp những trường đại học tốt nhất Châu Á

GD&TĐ - Ngày 2/11, Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds – Anh (QS AUR) đã công bố kết quả của Bảng xếp hạng đại học Châu Á. Việt Nam góp mặt 11 cơ sở giáo dục đại học

11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt tốp những trường đại học tốt nhất Châu Á

Cụ thể: ĐH Quốc gia Hà Nội ở vị trí 147; Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở vị trí 142; ĐH Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) ở vị trí 179; Trường ĐH Duy Tân ở vị trí 210; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong nhóm 281-290; ĐH Huế trong nhóm 401-450;

Trường ĐH Cần Thơ và Đại học Đà Nẵng ở trong nhóm 501-550; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế TPHCM ở trong nhóm 551-600; Trường ĐH Công nghiệp TPHCM ở trong nhóm 601-650.

QS AUR 2022 xếp hạng cho 675 cơ sở giáo dục đại học thuộc Châu Á (năm 2022 có 38 cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên tham gia xếp hạng).

Kết quả xếp hạng này được thu thập từ phản hồi của hơn 130.000 học giả và 75.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới cùng với phân tích kết quả thu thập từ khoảng 96 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2015-2020) từ 14,7 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2015-2019) sau khi đã loại bỏ tự trích dẫn.

ĐHQGHN thuộc nhóm 21,4% cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Châu Á
ĐHQGHN thuộc nhóm 21,4% cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Châu Á

Theo kết quả xếp hạng QS AUR 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục cho thấy vị thế quốc tế, uy tín học thuật khi có năm thứ hai liên tiếp nằm trong top 100 về Uy tín học thuật (xếp hạng 98 trong QS AUR 2022 – tăng 1 bậc so với kỳ xếp hạng trước).

Top 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong Bảng xếp hạng QS Châu Á 2022
Top 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong Bảng xếp hạng QS Châu Á 2022

Ngoài ra, vị trí gia tăng ở 3 tiêu chí Mạng lưới hợp tác quốc tế, Số lượng sinh viên và giảng viên trao đổi là sự ghi nhận về các hoạt động thúc đẩy trong hợp tác quốc tế của ĐHQGHN với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thông qua hình thức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã hạn chế việc đi lại giữa các quốc gia trên thế giới.

Các đại học dẫn đầu trong bảng xếp hạng
Các đại học dẫn đầu trong bảng xếp hạng

Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, QS AUR 2022 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số:

TT

Tiêu chí

Trọng số

1

 Đánh giá của học giả

30%

2

Đánh giá của nhà tuyển dụng

20%

3

Tỷ lệ giảng viên/ sinh viên

10%

4

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ

5%

5

Số bài báo khoa học / giảng viên

5%

6

Tỷ lệ trích dẫn/ bài báo khoa học

10%

7

Mạng lưới nghiên cứu quốc tế

10%

8

Tỷ lệ giảng viên quốc tế

2,5%

9

Tỷ lệ sinh viên quốc tế

2,5%

10

Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi

2,5%

11

Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi

2,5%

Trong bảng xếp hạng QS Châu Á năm nay, Singapore tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 2 cơ sở giáo dục đại học NUS (National University of Singapore – hạng 1 Châu Á; hạng 11 thế giới) và NTU (Nanyang Technological University Singapore – hạng 3 Châu Á; hạng 12 thế giới). Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia có nhiều cơ sở giáo dục đại học trong top 50 nhất với 5 cơ sở giáo dục, trong đó, Đại học Malaya (Malaya University) có thứ hạng tốt nhất, thứ 8 Châu Á. Sau Malaysia là Thái Lan với 23 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (trong đó, 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong top 50), Philippines có 15 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng và Indonesia có 34 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...