100 binh sĩ Nga đến Venezuela hỗ trợ sửa chữa hệ thống tên lửa S-300 do mất điện kéo dài?

GD&TĐ - “Một trong những việc mà họ đang làm… dường như là hỗ trợ chính quyền (Venezuela) về hệ thống tên lửa S-300 có thể đã bị ảnh hưởng từ tình trạng cúp điện”, ông Elliott Abrams, Đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Venezuela hôm 30.3 cho giới phóng viên hay, theo AP ngày 31-3. 

Hệ thống tên lửa S-300 trong cuộc diễu binh ở Venezuela hồi tháng 2.2019
Hệ thống tên lửa S-300 trong cuộc diễu binh ở Venezuela hồi tháng 2.2019

Trong tháng này, Venezuela đã trải qua hai đợt cúp điện trên diện rộng, khiến giao thông liên lạc bị gián đoạn và ngành dầu mỏ bị tê liệt.

Elliott Abrams nói Washington tin rằng 100 quân nhân Nga vừa được điều đến Venezuela để hỗ trợ sửa chữa hệ thống phòng thủ tên lửa S-300.

Hồi cuối tuần trước, Nga đã điều động hai máy bay chở 100 binh sĩ và nhiều tấn thiết bị quân sự đến Venezuela, theo AP. Điện Kremlin ngày 29.3 tuyên bố Nga đã điều “các chuyên gia” đến Venezuela theo thỏa thuận hợp tác quân sự, đồng thời bác bỏ yêu cầu rút quân từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Phía Nga còn nhấn mạnh rằng lực lượng nước này sẽ ở lại Venezuela cho đến khi nào cảm thấy không cần thiết nữa, đồng thời gọi nỗ lực của Mỹ về Venezuela là âm mưu đảo chính.

Hôm 29.3, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton kêu gọi quân đội Venezuela “thực hiện nghĩa vụ theo hiến pháp để bảo vệ công dân Venezuela”, nhưng không nói rõ Washington muốn lực lượng này hành động như thế nào. Trước đó, Tổng thống Trump khẳng định giới chỉ huy quân đội Venezuela đóng “vai trò quan trọng” đối với tương lai đất nước nếu họ từ bỏ việc ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro.

Mỹ cùng các nước phương Tây ủng hộ thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, liên tục áp dụng biện pháp gây áp lực bao gồm biện pháp trừng phạt nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Maduro phải chuyển giao quyền lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.