10 vấn đề lớn của thế giới chờ câu trả lời vào năm 2010

10 vấn đề lớn của thế giới chờ câu trả lời vào năm 2010

Vai trò của G20

Vào tháng 6 và tháng 12 năm tới, Nhóm 20 nước (G20) sẽ có các cuộc họp thượng đỉnh ở Toronto của Canada và Seoul của Hàn Quốc. Liệu đây có phải là sự chuẩn bị cho việc mở rộng ảnh hưởng của nhóm này trong lĩnh vực chính trị và an ninh thế giới?

G20 chiếm tới 90% GDP, 80% thương mại và 2/3 dân số của thế giới. Nhóm này khẳng định sẽ vẫn là bệ đỡ chính để giải quyết các vấn đề kinh tế thế giới tại hội nghị Pittsburgh vào tháng 9 tại Mỹ.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã phát biểu rằng, không chỉ các vấn đề về kinh tế, mà còn là các vấn đề về năng lượng, các nguồn lực, thay đổi khí hậu, thực phẩm và nghèo đói cũng sẽ được bàn luận ở các hội nghị của G20 trong tương lai. Ông tin rằng G20 đã trở thành trung tâm của thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính và là cơ quan tối cao về sự hợp tác vì sự tăng trưởng bền vững và cân bằng.

Group of 20 (G20) Financial Summit in Pittsburgh of the U.S., Sept. 25, 2009.
Hội nghị thượng đỉnh của G20 tại Pittsburgh, Mỹ ngày 25.9.09

Kết quả của những cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu

Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức ở Mexico vào tháng 12 năm 2010. Liệu nó có thể kết thúc những nhiệm vụ còn dang dở ở Copenhagen?

Những cuộc đàm phán năm 2010 sẽ tập trung vào việc đề ra thời hạn pháp lý làm rõ bổn phận của các nước phát triển đối với các mục tiêu cắt giảm khí thải giai đoạn 2 của họ theo Nghị định thư Kyoto. Hơn nữa, những cuộc đàm phán năm 2010 còn bàn luận vấn đề áp dụng những quy định về thực thi lời hứa của các nước phát triển trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.

People walk past a globe at the venue of the United Nations Climate Change Conference in Copenhagen, capital of Denmark, December 19, 2009
Bên ngoài phòng họp của Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Copenhagen, Đanh Mạch vào ngày 9.12.09

Kế hoạch rút quân khỏi Iraq của Mỹ

Nước Mỹ đã có kế hoạch rút tất cả đội quân chiến đấu của mình khỏi Iraq vào cuối tháng 8 năm 2010. Tuy nhiên, tình hình an ninh căng thẳng và tình trạng bất ổn về chính trị hiện nay ở quốc gia Trung Đông này đang thách thức kế hoạch của Mỹ.

Cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào ngày 7.3 sẽ quyết định phần lớn tình hình ở Iraq. Tuy nhiên, tranh chấp giữa người Shiites, Sunnies và Kurds trong việc phân chia quyền lực là một yếu tố không thể đoán trước và nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ.

U.S.President Barack Obama meets with Iraq’s Prime Minister Nuri al-Maliki in the Oval Office of the White House in Washington Oct. 20, 2009.
Tổng thống Mỹ Obama gặp gỡ Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki tại Nhà trắng ngày 20.10.09

Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan

Năm 2010 sẽ là một năm quan trọng đối với những nỗ lực của Mỹ để có được thành công ở Afghanistan.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố chiến lược của mình ở Afghanistan vào tháng 12.2009. Theo đó, 30.000 binh lính Mỹ nữa sẽ được cử đến Afghanistan trong nửa đầu năm 2010 để tiến hành ngăn chặn sự đàn áp của Taliban và cứu nguy tình hình đang xấu đi.

Tuy nhiên, binh lính nước ngoài đang đối mặt với sự bất ổn ở Afghanistan. Do những hành động không cẩn trọng của quân đội thường gây ra đổ máu cho thường dân khiến cho sự bất mãn của người dân với binh lính nước ngoài và chính phủ đã lên mức cao nhất kể từ khi chế độ Taliban bị sụp đổi năm 2001.

U.S. President Barack Obama delivers a nationally televised address at the U.S. Military Academy in West Point, New York, Dec. 1, 2009. Obama said on Tuesday he is sending 30,000 more U.S. troops to Afghanistan by next summer to speed the battle against the Taliban and plans to start bringing some home in 18 months
Tổng thống Mỹ Obama cho biết sẽ gửi thêm 30.000 quân đến Afghanistan để tăng cường cuộc chiến chống Taliban

Vấn đề hạt nhân của Iran

Liệu cộng đồng thế giới có đủ trí tuệ và khả năng để phá vỡ sự bế tắc về vấn đề hạt nhân của Iran trong năm tới?

Vào tháng 12.2009, yêu cầu của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đối với Iran về việc ngừng xây dựng những cơ sở làm giàu uranium mới đã bị Iran bác bỏ. Đối với một đề xuất khác của IAEA là yêu cầu Iran chuyển hầu hết uranium đã làm giàu ở mức độ thấp hiện có sang Nga và Pháp – để xử lý thành các cọc phóng xạ với độ tinh khiết là 20%, Iran đã chấp nhận với một thái độ lập lờ.

Bộ trưởng ngoại giao Iran Manouchehr Mottaki mới đây nói rằng Iran không phản đối việc trao đổi nhiên liệu hạt nhân với các nước phương Tây ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tinh thần này vẫn không đáp ứng được yêu cầu của IAEA.

Xem ra khó tránh khỏi những hành động của Mỹ vào năm 2010 vì Mỹ đã cảnh báo những cấm vận mới nếu Iran không chấp nhận dự thảo về trao đổi nhiên liệu hạt nhân vào cuối năm 2009.

A video grab image shows Iran test-firing its Sejil-2 missile
Hình ảnh Iran bắn thử tên lửa Sejil-2 trên truyền hình

Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

Hiện vẫn chưa rõ bàn đàm phán 6 bên nhằm kết thúc những căng thẳng về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều tiên có tiếp tục vào năm 2010 hay không.

Rào cản chính là sự bất đồng giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên (DPRK) và Mỹ. DPRK cho rằng mối quan hệ giữa DPRK và Mỹ phải được thiết lập trước tiên, trong khi đó Mỹ cho rằng trước hết, DPRK nên từ bỏ các chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên, cả 2 bên gần đây đều thể hiện sự sẵn sàng trở lại đàm phán và hợp tác, thay thế cho đối đầu trước đó.

Cuộc đàm phán 6 bên, không nghi ngờ gì, sẽ là phương tiện tốt nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân và tất cả 6 quốc gia đã thể hiện mong muốn nối lại các cuộc đàm phán.

Các nhà phân tích nói rằng cả 6 bên nên tập trung vào xây dựng một cơ chế cho hòa bình lâu dài trên bán đảo khi các cuộc đàm phán được nối lại.

Stephen Bosworth, U.S. special envoy to the Democratic People’s Republic of Korea (DPRK), addresses a press conference in Seoul, capital of South Korea, on Dec. 10, 2009. Bosworth said Thursday that the U.S. and the DPRK reached a common understanding on the need for resuming the six-party talks and implementing the Joint Statement of September 2005
Stephen Bosworth, đặc phái viên của Mỹ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hàn Quốc ngày 10.12.09. Ông Bosworth cho rằng Mỹ và Triều tiên đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về nhu cầu khôi phục lại cuộc đàm phán 6 bên thực thi tuyên bố chung tháng 9.2005

Những tranh chấp trong nước ở Palestine

Palestine sẽ có cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 6 năm 2010. Nhiều người hy vọng rằng những cuộc bầu cử này sẽ mang đến sự hòa giải cho các phe phái trong nước ở Palestine và dẫn đến một sự khởi đầu mới trong các cuộc đàm phán Palestine – Israel.

Quân Hamas, kiểm soát dải Gaza, đang đối mặt với mối đe dọa bầu cử từ Fatah – bên đã có được sự ủng hộ của cử tri nhờ các chính sách chống tham nhũng và các chính sách khác. Tuy nhiên, sự do dự của lãnh đạo của Fatah về việc có tham gia bầu cử hay không đã khiến cho viễn cảnh khó đoán trước.

Trong tương lai gần, dù bên nào thắng thì những cuộc bầu cử sẽ thúc đẩy sự thống nhất và dàn xếp những tranh chấp giữa người Palestin. Về lâu dài, chỉ có một chính phủ Palestine hợp nhất mới có thể nối lại những cuộc đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel.

File photo of Palestinian President Mahmoud Abbas speaks to the media in the West Bank city of Ramallah October 19, 2009. Anger among Palestinians over Abbas’s original position on a Gaza war report critical of Israel has cost him public support in a rivalry with Hamas.
Hình ảnh Tổng thống Palestinian Mahmoud Abbas phát biểu với báo giới tại Ramallah ngày 19.10.09.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ

Nước Mỹ sẽ có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.2010. Cuộc bầu cử này sẽ là bài kiểm tra cho chính quyền ông Obama và đảng Dân chủ cầm quyền.

Nếu đảng Dân chủ hoạt động tốt, nó sẽ giúp ông Obama tiếp tục tiến hành các chính sách cải cách của mình, nếu không chính quyền của ông sẽ mất đi một số động lực.

Barack Obama swears in as the 44th president of the United States of America in front of the U.S. Capitol in Washington D.C. Jan. 20, 2009
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên thệ khi trở thành Tổng thống thứ 44 của Mỹ vào ngày 20.1.09

Cuộc tổng tuyển cử ở Anh

Nước Anh sẽ có cuộc tổng tuyển cử trước tháng 6.2010 với việc đảng Lao động đối mặt với đảng Bảo thủ.

Đảng Lao động đã lên cầm quyền từ năm 1997 và ngày càng có nhiều người Anh hy vọng sẽ chứng kiến một sự thay đổi trên tấm bản đồ chính trị của quốc gia mình.

Vụ scandal tốn kém của một nhà lập pháp, cuộc chiến tranh Iraq và cuộc chiến ở Afghanistan đã làm mờ nhạt hình ảnh của đảng này. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đảng Bảo thủ đang chiếm ưu thế so với đảng Lao động.

Britain’s Prime Minister, Gordon Brown, left, speaks to Afghanistan President Hamid Karzai during a press conference at Kandahar Airbase on Sunday Dec. 13, 2009 in Kandahar, Afghanistan. Gordon Brown travelled to Afghanistan for an unannounced pre-Christmas visit to British troops which was followed by talks with Afghanistan President Hamid Karzai.
Thủ tướng Anh Gordon Brown (trái) nói chuyện với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai trong một cuộc họp báo ở căn cứ không quân Kandahar ngày 13.12.09.

Tình hình chính trị của Nhật Bản

Nhật Bản sẽ có cuộc bầu cử thượng nghị viện vào mùa hè 2010. Hoạt động của đảng Dân chủ (DPJ) hiện nay sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị của nước này.

DPJ đã có chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hạ nghị viện vào tháng 8 vừa qua, đánh dấu sự chuyển đổi quyền lực quan trọng đầu tiên ở Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ 2.

Japan’s Prime Minister Yukio Hatoyama speaks during a news conference at his official residence in Tokyo December 25, 2009. Japan approved on Friday a record draft budget for next year that will inflate the country’s already huge debt by about $484 billion, as the prime minister vowed to battle on despite a scandal and sliding support rates
Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyto ngày 25.12.09.

Hà Châu (Theo Xinhua)
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.