10 trường đại học hàng đầu về khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

GD&TĐ - Khi bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS mới nhất về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp được công bố bởi The Guardian, chúng ta hãy cùng xem xét các trường đại học đang tự phân biệt mình như thế nào.

10 trường đại học hàng đầu về khả năng  tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

Với hàng ngàn bạn sinh viên trên khắp thế giới đang chuẩn bị cho kỳ ứng tuyển đại học tiếp theo thì khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cho dù những bạn sinh viên này đang muốn tìm kiếm một trải nghiệm học đại học truyền thống trong khuôn viên trường đại học, trong những giảng đường, hay là họ đang có ý định gia nhập vào dòng người học từ xa đang không ngừng gia tăng, họ sẽ ý thức được việc đầu tư được thực hiện như thế nào, cả về tài chính và thời gian.

Do đó, ngày càng nhiều dữ liệu tốt hơn về lợi tức của việc đầu tư đó được kiếm tìm. Báo cáo Xu hướng Giáo dục Trực tuyến năm 2017 chỉ ra rằng các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đang chịu ngày càng nhiều áp lực để có thể cung cấp được những dữ liệu kết quả có ý nghĩa đối với những người quan tâm và cần đến chúng.

Điều thú vị là báo cáo này cho thấy 77% các trường cao đẳng, đại học được khảo sát báo cáo rằng sinh viên muốn có dữ liệu về tỷ lệ số chỉ tiêu tuyển sinh của trường/việc làm được cung cấp trên cơ sở từng khóa học, 58% số trường báo cáo rằng các bạn sinh viên yêu cầu dữ liệu về tỷ lệ hoàn thành khóa học, và gần một nửa số trường được hỏi về thông tin về tiền lương sau đại học.

Bảng xếp hạng QS về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp năm nay cố gắng đáp ứng nhu cầu này. Ngoài cả tỷ lệ việc làm sau đại học, nó cố gắng giải thích những điều mà các trường đại học thực sự đã làm được.

Lần đầu tiên các bạn sinh viên có thể so sánh các mối quan hệ mà 500 trường đại học khác nhau đã xây dựng và vun trồng với các doanh nghiệp, số cựu sinh viên đạt thành công cao mà họ đã đào tạo ra được, và số cơ hội mà sinh viên của trường đó có để gặp gỡ nhà tuyển dụng tiềm năng ngay trong khuôn viên nhà trường.

Trường nào làm tốt nhất?

Hiện vẫn còn tồn tại nhận thức rằng cách tốt nhất để bảo đảm có được việc làm chất lượng cao sau khi tốt nghiệp là theo học tại một trường đại học có uy tín.

Sự hiện diện liên tục của Đại học Stanford ở vị trí số một bảng xếp hạng làm củng cố thêm cho nhận thức đó. Nhưng cái tên theo ngay sau đó cũng đều là những trường sáng giá cả: Đại học California, Los Angeles đứng thứ 2 và Đại học Harvard đứng thứ 3.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng này được thiết kế để đo lường nhiều yếu tố hơn là chỉ có danh tiếng của trường không thôi.

Cũng không đáng ngạc nhiên lắm khi tại QS, hai trường đại học của Úc đang sát cánh với những trường đại học tốt nhất trên thế giới: Đại học Sydney ở vị trí thứ 4 và Đại học Melbourne ở vị trí thứ 7, thậm chí đứng ở vị trí cao hơn những trường đại học nổi tiếng nhất Vương quốc Anh là Cambridge ở vị trí thứ 6 và Oxford ở vị trí thứ 8.

Giải thưởng giáo dục Reimagine của The Guardian được thiết kế để xác định những trường đại học đã làm được nhiều nhất nhằm thúc đẩy việc giảng dạy sáng tạo và cơ hội, khả năng việc làm cho sinh viên, và Úc có lẽ là quốc gia đại diện cho điều này tốt nhất trên thế giới.

Giải thích cho nền kinh tế địa phương

Đáng chú ý là 5 trong số 10 trường đại học hàng đầu thế giới có trụ sở tại California hoặc Boston, Massachusetts, bao gồm Đại học California, Los Angeles, Đại học Stanford, Đại học California, Berkeley ở California, Đại học Harvard và ngôi trường có thành tích đứng đầu lâu năm trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đều ở Massachusetts.

Các trường đại học có trụ sở tại các nước có nền kinh tế hùng mạnh hoặc các trung tâm đổi mới như Thung lũng Silicon sẽ đạt được các chỉ tiêu của bảng xếp hạng dễ dàng hơn so với những trường ở những nơi có tỷ lệ việc làm của giới trẻ thấp và việc kinh doanh tương đối khan hiếm.

Không thể phủ nhận hiệu quả của nền kinh tế địa phương đối với các trường đại học. Nhưng chiều sâu của dữ liệu được cung cấp ở đây mang ý nghĩa các trường đại học có được uy tín không chỉ dựa vào vị trí địa lý của họ.

Đại học Stanford khác biệt so với các trường đại học khác ở mức độ mà trường đã nuôi dưỡng được mối quan hệ với các ngành công nghiệp trong môi trường xã hội mà nó tồn tại, và vun trồng được sự kết nối giữa sinh viên với các nhà tuyển dụng.

Stanford là trường đại học duy nhất trong số 600 trường được đánh giá năm nay nhận điểm chuẩn cho quan hệ đối với các nhà tuyển dụng. Chủ động là sự khác biệt, chứ không phải nhận thức.

Cựu sinh viên phi thường

Có lẽ chỉ số yêu thích của mọi người là chỉ số kết quả của cựu sinh viên. Bảng xếp hạng này đã đánh giá hồ sơ giáo dục của 31.000 cựu sinh viên đạt thành công cao để xác định trường đại học nào có nhiều những nhân vật sáng chói đứng đầu các lĩnh vực nhất, gồm các chính trị gia, doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng, các nhà lãnh đạo kinh doanh trên thế giới.

Có một số đối thủ khá mạnh, như cựu sinh viên Oxbridge (Oxford và Cambridge) chiếm 23% trong đội quân nghị sĩ hiện tại của Anh, trong khi cựu sinh viên của Stanford đã thành lập được 51 con kỳ lân (kỳ lân là thuật ngữ chỉ những công ty mới thành lập có giá trị thị trường từ 1 tỷ USD trở lên); nhưng cuối cùng Harvard mới là trường dẫn đầu về chỉ số này, nơi là trường cũ của tám vị tổng thống Mỹ, 37 người sáng lập kỳ lân, 48 người đoạt giải Pulitzer, và 48 người đoạt giải Nobel.

Xu hướng toàn cầu

Những sinh viên tương lai sẽ tìm kiếm các trường đại học ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Mười sáu quốc gia được đại diện trong top 50 của bảng xếp hạng, bao gồm cả các trường từ Chile, Hà Lan, Ý và Đức. Trung Quốc với 5 trường đại học trong top 50, vượt qua cả Australia và Canada, có lẽ là hệ quả của hệ thống giáo dục chủ yếu hướng tới kết quả nghề nghiệp.

Sự thành công của Đức trong bảng xếp hạng đến từ các trường, các viện chuyên về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), chẳng hạn như Karlsruher Institut für Technologie ở vị trí thứ 30.

Điều này cũng không ngạc nhiên lắm, vì Đức vốn là một quốc gia có ngành sản xuất công nghệ cao sôi động và các ngành công nghiệp có năng lực mạnh để thích nghi với đổi mới.

Cũng có những kết quả thú vị được nhận thấy ở cấp độ số liệu, như trường Đại học Bang Moscow Lomonosov (Nga) và Trường Kinh tế London (Anh) có kết quả cựu sinh viên tương tự; và trường Đại học Bang Arizona đã làm nhiều hơn bất kỳ trường nào khác ở Mỹ để thúc đẩy mối quan hệ giữa sinh viên và nhà tuyển dụng.

Đó là những dữ liệu chi tiết mà các bạn học sinh, sinh viên cần, hi vọng Bảng xếp hạng QS về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp này có thể đáp ứng được.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ