1. Sấy tóc
Đặt máy sấy tóc gần đầu nghĩa là tai đang phải chịu 85 đề-xi-ben tiếng ồn, rất nguy hiểm đối với thính lực. Bạn càng thường xuyên sấy tóc và sấy càng lâu thì một ngày nào đó, tai sẽ chịu hậu quả.
2. Sốt cao
Thân nhiệt tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh tai trong, nguyên nhân có thể do viêm nhiễm hoặc thiếu oxy.
Bị sốt có thể khiến thính lực suy giảm.
3. Thiết bị nấu nướng
Các thiết bị nấu nướng ồn ào như máy xay sinh tố, máy nghiền cà phê... có thể hủy hoại tai theo thời gian. Nếu thỉnh thoảng bạn mới dùng chúng thì không sao, nhưng nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với các loại máy này cả ngày thì thính lực của bạn chắc chắn sẽ suy yếu.
4. Dụng cụ chạy điện
Máy cắt cỏ, máy khoan và nhiều dụng cụ điện khác không chỉ gây đau đầu mà còn gây đau tai nữa. Bạn có thể dùng tai nghe chuyên dụng để bảo vệ tai. Không nên đeo các loại tai nghe nhỏ (dùng để nghe điện thoại) vì việc đeo vào tháo ra với bàn tay bẩn có thể làm viêm nhiễm tai.
Bạn nên dùng các loại tai nghe chuyên dụng nơi công trình.
5. Bệnh về máu
Các bệnh tiểu đường loại 1 và 2, huyết áp cao, cholesterol cao ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thính giác. Độ rung của những tế bào lông nhỏ xíu trong tai gửi tín hiệu tới não về những gì bạn nghe, nhưng các tế bào này cần lượng máu ổn định. "Các mao mạch nhỏ xíu cung cấp dưỡng chất cho các tế bào lông này. Nếu dòng chu chuyển máu có vấn đề, các tế bào lông này sẽ không phát triển được", chuyên gia thính học Craig A. Kasper thuộc Trung tâm New York Hearing Doctors (Mỹ) cho biết. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mất thính lực cao gấp đôi người thường.
6. Nghe nhạc quá lớn
Nghe nhạc qua điện thoại hay nghe trực tiếp tại các live show đều ảnh hưởng tới tai của bạn. Những tai nghe nhỏ (nhét vào ống tai) thì nguy hiểm hơn các loại tai nghe lớn (tai nghe đeo ngoài). Nếu bạn đeo tai nghe nhạc với mục đích nhấn chìm các âm thanh bên ngoài thì càng nguy hiểm hơn, vì bạn phải đấu tranh trong môi trường ồn ào để nghe nhạc. Một lời khuyên là khi nghe nhạc, hãy để âm lượng ở mức dưới 60%.
Tai nghe nhỏ này rất nguy hiểm với thính lực.
7. Do uống thuốc
Giảm thính lực có thể là tác dụng phụ của một loại thuốc bạn đang uống. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu đối với người bị bệnh tim, thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh... đều có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có bị quá liều thuốc không.
8. Thuốc giảm đau
Kể cả các loại thuốc giảm đau như aspirin hay ibuprofen cũng gây hại thính lực. Tuy nhiên, việc bị ù tai hay lãng tai có thể chỉ là nhất thời, rồi thính lực sẽ trở lại, chỉ cần bạn không dùng thuốc thường xuyên.
Những tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe là khôn lường.
9. Do di chuyển
Tiếng ồn giao thông có thể rất bực bội. Ngồi nửa tiếng trên tàu xe mỗi ngày có thể gây hại đến thính lực. Tiếng còi xe cũng góp phần là thủ phạm khiến khả năng nghe suy giảm theo thời gian.
10. Các lớp tập thể dục
Hầu hết các lớp tập thể dục đều mở nhạc, và nếu bạn rời khỏi lớp với lỗ tai lùng bùng thì thính lực của bạn đã bị ảnh hưởng rồi đấy.