Nhưng sự thực là khi bạn đã có con nhỏ, nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại trong cuộc sống trước đây cũng có thể trở thành vấn đề lớn.
Trẻ em là tờ giấy trắng và sẽ bắt chước mọi hành động của cha mẹ. Vì vậy, nếu bạn không muốn con "bỗng dưng" thành đứa trẻ hư thì hãy điểm lại xem mình có thói xấu nào trong số 10 thói sau đây không và từ bỏ ngay lập tức.
1. Nghiện công nghệ
Mỗi gia đình đều có triết lý giáo dục riêng khi nói đến trẻ em và công nghệ. Có những phụ huynh cho rằng nên để trẻ tiếp xúc với máy vi tính sớm để nhanh chóng hòa nhập với thời đại mới.
Ngược lại, cũng có những phụ huynh muốn con "cách ly" với công nghệ được lâu chừng nào tốt chừng ấy. Tuy nhiên, có một điều mà dù bạn đang dạy con theo triết lý nào cũng không thể phủ nhận, đó là việc tiếp xúc với công nghệ liên tục 24/7 không tốt (và cũng không cần thiết) đối với trẻ em.
Vậy nếu bạn không muốn con tối ngày vùi đầu vào máy tính bảng và bị cận thị từ thời mẫu giáo thì hãy xem lại chính thói quen sử dụng đồ công nghệ của mình. Nếu bạn cứ 5 phút lại phải mở điện thoại thông minh ra một lần và không tài nào rời khỏi laptop, bạn không thể bảo con làm điều ngược lại.
2. Tự tiDù bạn có con gái hay con trai, giúp con hình thành sự tự tin vào bản thân luôn là điều cần thiết. Muốn vậy, trước hết bạn cần phải làm gương cho trẻ. Đừng bao giờ tự chê bản thân quá xấu xí, thừa mỡ và than vãn về những nếp nhăn trước mặt con.
Đồng thời, hãy dạy con biết nói lời hay ý đẹp và không chê bai người khác bằng cách tự tập cho mình thói quen đó. Có thể bạn chỉ muốn đùa vui khi chê chồng rằng: "Dạo này anh phì nộn ra nhiều đấy!", nhưng con bạn sẽ nhìn nhận câu nói đó theo cách khác và sẽ bắt chước một cách vô thức.
Nếu bạn thực sự không hài lòng về cân nặng của mình, hãy giải quyết vấn đề bằng cách lên kế hoạch tập luyện và ăn uống khoa học hơn. Bạn có thể nhân cơ hội này để đồng thời giúp con hình thành lối sống lành mạnh. Hãy giúp trẻ hiểu rằng: muốn có cơ thể khỏe đẹp thì phải có hành động thiết thực, ngồi một chỗ than vãn và tự ti không mang lại ích lợi gì cả.
3. Lười nấu ănTrước khi có con, có lẽ bạn và chồng đã quá quen với tình trạng bận rộn đến mức không còn thời gian nấu ăn và thường phải đi ăn ngoài hoặc gọi đồ ăn giao tận nhà. Nhưng khi đã có con, bạn không thể tiếp diễn thói quen ăn uống này.
Trẻ em cần những bữa ăn cân đối dinh dưỡng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến mức tối đa. Vì vậy, những bữa "cơm bụi" triền miên hay bánh pizza, gà rán… không thể là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ được.
Nếu bạn có đủ điều kiện tài chính, hãy thuê một người giúp việc để hỗ trợ chăm sóc trẻ. Nếu không, hãy cố gắng nghiên cứu những mẹo nấu ăn nhanh nhất để vừa có thể hoàn thành công việc vừa cho con một bữa ăn chu đáo. Đây không phải nhiệm vụ đơn giản, vì vậy, bạn không nên gồng lên quá sức mà hãy thẳng thắn bàn bạc và yêu cầu ông xã san sẻ việc nhà với mình.
4. "Buôn dưa lê"Ai cũng biết rằng thói "buôn dưa lê" không biến mất dù chúng ta có lớn khôn tới mức nào đi nữa. Điều đáng nói là thói xấu này rất dễ lây lan và khó lường trước hậu quả, đặc biệt là đối với trẻ em vì nhận thức của các bé chưa được hoàn thiện.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cuộc tán gẫu vô thưởng vô phạt với các cô bạn bắt đầu tiến đến những "điểm nóng", trong khi con bạn đang ở gần đó, thì hãy chủ động dừng lại. Nếu bạn nói xấu, chỉ trích một bà mẹ vắng mặt nào đó với các bà mẹ khác ngay trước mắt con, bé sẽ cho rằng đó là việc làm được cho phép và chắc chắn sẽ bắt chước.
5. Phóng nhanh vượt ẩuPhóng nhanh vượt ẩu luôn là thói xấu cần phải từ bỏ càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi bạn đã có con nhỏ và đang chở con theo mình. Khi bạn cố gắng thể hiện mình là "tay lái lụa" thì nguy cơ gặp tai nạn cũng đang treo lơ lửng trên đầu con bạn.
Và một cuộc "gặp gỡ" với cảnh sát giao thông chắc chắn không phải điều bạn muốn con chứng kiến phải không? Bạn nên dán câu: "Phía trước tay lái là sự sống, phía sau tay lái là gia đình" ngay ở cửa ra vào để được nhắc nhở mỗi ngày trước khi ra đường.
6. Văng tụcCó lẽ bạn đã biết là không nên văng tục trước mặt trẻ em, nhưng bạn có biết mình phải bắt đầu từ bỏ thói xấu đó từ độ tuổi nào của con không? Câu trả lời là từ khi trẻ chưa biết nói và đặc biệt là trong thời kỳ trẻ bắt đầu "bi bô".
Con sẽ lắng nghe mọi điều bạn nói và sẽ "phát lại" hệt như một cái máy ghi âm sống. Nếu không ngừng thốt ra những câu chửi thề chối tai, dù chỉ để cho vui, bạn không thể lường được thiên thần của mình sẽ có "kho từ vựng" đầu đời đáng sợ đến mức nào đâu.
7. Làm "cú đêm"Đôi khi, ngủ muộn không phải điều bạn muốn và không cách nào điều chỉnh được (vì mắc chứng khó ngủ, vì đang bị stress...). Nhưng nếu không có bất kỳ lý do bất đắc dĩ nào, hãy làm tấm gương đi ngủ sớm cho con mình. Ngủ sớm là một thói quen tốt cho cả bạn và con.
Bạn sẽ bắt đầu ngày làm việc mới sảng khoái hơn và con sẽ không bao giờ là người đến muộn nhất lớp vì ngủ nướng. Được hình thành thói quen tích cực này từ nhỏ, con bạn sẽ có nhiều khả năng thành công và khỏe mạnh hơn trong tương lai.
8. Mở ti vi cả ngàyTất nhiên, ti vi là một thiết bị giải trí và bổ sung kiến thức hữu ích, nhưng việc xem ti vi trong một giờ đồng hồ và mở ti vi suốt ngày có cách biệt rất lớn. Khi bạn để ti vi luôn trong tình trạng "sẵn sàng", con bạn sẽ tự động tiến tới trước màn hình và sẽ ở đó cả ngày.
Với số lượng kênh truyền hình khổng lồ ngày nay, trẻ có rất nhiều lựa chọn với ti vi và sẽ dễ dàng bị cuốn vào thế giới thu nhỏ trong "chiếc hộp nhiều màu" đó. Bạn muốn con là một đứa trẻ năng động, biết cách hòa mình với tự nhiên và xã hội hay là một đứa trẻ lầm lì, chỉ có chiếc ti vi làm bạn?
9. Tắm nắng quá nhiềuÁnh nắng mặt trời là cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhưng chúng ta chỉ đang nói đến ánh nắng dịu nhẹ của buổi bình minh mà thôi. Thường xuyên tắm mình dưới ánh nắng gay gắt của trưa Hè hay ngoài bãi biển không chỉ khiến da bạn sạm đi, lão hóa sớm hơn, mà còn tăng nguy cơ bị ung thư da.
Và tất cả những hậu quả đó đều nặng nề hơn trên làn da non nớt, mỏng manh của trẻ em. Vì vậy, bạn rất nên cho con vui chơi dưới ánh nắng nhưng hãy nhớ bôi kem chống nắng cho cả mình và trẻ. Hãy dạy trẻ bảo vệ làn da mình từ thuở ấu thơ.
10. Nói dốiNói dối có hai kiểu: nói dối có hại và nói dối vô hại. Hầu hết chúng ta cho rằng chỉ nói dối có hại mới nên bị loại bỏ trong quá trình nuôi dạy trẻ, nhưng không, đối với trẻ em, kể cả nói dối vô hại cũng phải hạn chế đến mức tối đa.
Bạn đã bao giờ bắt con phải giấu bố việc mình lỡ mua sắm quá đà? Bạn đã bao giờ vin cớ là bận công việc gì đó để không cho trẻ đi công viên chơi như đã hứa? Trẻ em không giỏi phân biệt giữa những lời dói nối có hại và vô hại, vì vậy, trẻ sẽ dựa vào hành vi của bạn mà cho rằng mình cũng có thể nói dối. Trừ trường hợp quá bất đắc dĩ, hãy cố trung thực hết mức với con. Nếu không, bạn đừng bất ngờ khi con bịa ra một buổi học để đi chơi điện tử trong tương lai.