10 “thiên đường” sắp biến mất

GD&TĐ - Do tác động của môi trường, khí hậu, các hoạt động nông nghiệp cũng như tác động vô ý thức của khách du lịch, các nhà nghiên cứu đang lo ngại 10 "tiên cảnh" dưới đây sắp biến mất.

10 “thiên đường” sắp biến mất

Maldives

Nằm ở phía Tây Nam Ấn Độ, quần đảo bao gồm 1.190 hòn đảo nhỏ này là một trong những nơi có địa thế thấp nhất so với mặt nước biển. Nếu mặt nước biển dâng cao, nước cộng hòa xinh đẹp này sẽ là quốc gia đầu tiên bị đại dương nhấn chìm.

Tikal, Guatemala

Tikal, một trong những kim tự tháp lớn nhất của nền văn minh Maya cổ đại và phần lớn được làm từ đá vôi mềm. Loại đá này rất dễ bị xói mòn do tác động của mưa và gió. Khách du lịch không những không giúp được gì mà còn góp phần lấy thêm đá ở công trình này về nhà làm kỷ niệm.

Những cánh đồng nho ở Pháp

Nếu bạn thích rượu vang Pháp và muốn đến thăm các cánh đồng nho, hãy đến càng sớm càng tốt. Nhiệt độ ngày càng cao của trái đất đã ảnh hưởng cực lớn tới các vùng trồng nho truyền thống ở Pháp, nhất là Bordeaux. Những trái nho đặc biệt nhạy cảm với thay đổi thời tiết, điều này đang gây mối lo ngại cho mọi người nông dân. Khi nho không còn ngon và không thể sản xuất rượu vang ngon, họ sẽ buộc phải thay thế đồng nho bằng những thứ khác kiếm ra tiền.

Patagonia, Argentina

Khu sinh thái hoang dã nổi tiếng nhất Argentina này có thể sẽ thay đổi chóng mặt trong tương lai. Nơi đây nổi tiếng với những cột băng, tảng băng khổng lồ trôi nổi trên mặt nước nhưng có khả năng sẽ sớm tan hết trong thời gian tới.

Dãy núi Alps

Dãy nũi Alps trải qua các quốc gia: Italy, Thụy Sỹ, Pháp là niềm mơ ước của mọi dân du lịch mạo hiểm, những người ưa thích các bộ môn: trượt tuyết, leo núi, đi bộ băng rừng… Tuy nhiên, do khí hậu ấm dần lên, các nhà khoa học dự đoán rằng chẳng sớm thì muộn, băng tuyết trên đỉnh Alps sẽ tan hết và chẳng còn những chốn lui tới cho giới trượt tuyết nữa.

Timbuktu, Mali

Ba nhà nguyện nổi tiếng ở Timbuktu, Mali được xây dựng trong thời hoàng kim của bộ tộc Mali, giữa thế kỷ 14 và 16 đã được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Vấn đề ở chỗ những bức tường của chúng đều được xây bằng bùn, và chỉ cần lượng mưa tăng đột biến cũng có thể khiến những bức tường không chịu nổi và đổ sụp.

Sahara, châu Phi

Lượng mưa thay đổi hàng năm cùng sự phát triển của các thành phố cận sa mạc đang đe dọa thay đổi nghiêm trọng cảnh quan nơi đây. Dự tính, trong vài chục năm tới khi bạn tới Sahara, nơi đây sẽ không còn là những đụn cát hoang phóng thẳng tầm mắt được nữa.

Tuvalu

Quốc gia Tuvalu, nằm giữa Australia và Hawaii đã bị ảnh hưởng bởi mực nước biển Thái Bình Dương dâng cao nhiều năm nay. Điểm cao nhất của 9 hòn đảo nhỏ này cũng chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 50m.

Venice, Italy

118 hòn đảo nhỏ làm nên thành phố Venice thơ mộng đã bồng bềnh trên mặt biển nhiều năm nay. Tuy nhiên, mặt nước biển dâng cao mỗi năm lại đe dọa nhấn chìm thành phố. Trong năm 2012 vừa qua, khu vực quanh quảng trường San Marco đã ngập trong nước biển. Các nhà nghiên cứu đã dấy lên hồi chuông báo động rằng nếu không có biện pháp, thành phố sông nước đẹp nhất thế giới này sẽ sớm diệt vong.

Florida Everglades, Mỹ

Vùng ngập mặn hoang dã lớn nhất nước Mỹ này đang có nguy cơ không thể tồn tại do tình trạng xâm thực quá lớn. Từ năm 1900 đến nay, diện tích của Everglades đã giảm xuống chỉ còn một nửa và tới 14 loài động vật sinh sống trong khu vực đầm lầy này đã tuyệt chủng."" 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.