10 ngành đào tạo liên thông có quy mô nhiều nhất

GD&TĐ - Theo báo cáo của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), 10 ngành đào tạo liên thông có quy mô nhiều nhất trong giai đoạn 2017 – 2023 gồm:

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: TG.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: TG.

STT

MÃ NGÀNH

TÊN NGÀNH

QUY MÔ

1

7140201

Giáo dục Mầm non

13.115

2

7140202

Giáo dục Tiểu học

12.841

3

7220201

Ngôn ngữ Anh

9.600

4

7380101

Luật

8.940

5

7340301

Kế toán

6.986

6

7720201

Dược học

3.305

7

7720301

Điều dưỡng

3.291

8

7720101

Y khoa

3.266

9

7380107

Luật kinh tế

3.174

10

7510301

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

2.898

Bảng thống kê trên cho thấy ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học là những ngành có nhu cầu đào tạo liên thông lớn nhất. Điều này cũng dễ giải thích vì hiện 2 ngành này vẫn được đào tạo ở trình độ trung cấp và cao đẳng, trong khi đó yêu cầu đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ngày càng khắt khe hơn và vì thế số lượng giáo viên có bằng trung cấp, cao đẳng đi học liên thông để lấy bằng đại học ngày càng nhiều.

Tương tự như vậy, các ngành Luật, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Dược học, Điều dưỡng, Y khoa, Luật Kinh tế, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử cũng là những ngành có đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng.

Do đó để đáp ứng yêu cầu công việc cũng như nâng cao trình độ, số lượng người học có nhu cầu học lên đại học là rất lớn. Đào tạo liên thông có 2 hình thức là chính quy và vừa làm vừa học (VLVH), trong đó ở hình thức nào cũng có các đối tượng khác nhau: từ trung cấp lên đại học, từ cao đẳng lên đại học và từ đại học sang đại học (văn bằng 2).

Tổng số cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) của Việt Nam hiện nay là 243 trường (không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh); trong đó số cơ sở giáo dục đại học có đào tạo liên thông là 134 trường11, chiếm 49% số cơ sở đào tạo. Điều này cho thấy nhu cầu dạy và học liên thông là tương đối lớn.

Trong số 134 trường có đào tạo liên thông, các trường có thể đào tạo cả theo hình thức chính quy và vừa làm vừa học/hoặc chỉ đào tạo 1 hình thức chính quy/ hoặc vừa làm vừa học, có thể đào tạo một hoặc nhiều cấp độ khác nhau tùy theo nhu cầu người học và năng lực đào tạo của nhà trường.

Nguồn: Báo cáo đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2023 của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT).

Nguồn: Báo cáo đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2023 của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT).

Bảng mô tả trên cho thấy số trường đào tạo liên thông chính quy từ cao đẳng lên đại học có số lượng nhiều nhất – 85 trường, trong khi đó đào tạo liên thông chính quy từ trung cấp lên đại học chỉ chiếm phân nửa số trường đào tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...