10 dấu hiệu bạn đang có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2

Đái tháo đường týp 2 là một tình trạng bệnh lý khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao do khả năng sản sinh insulin của cơ thể gặp trục trặc.

10 dấu hiệu bạn đang có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2

Trong một số trường hợp, bệnh có thể được ngăn chặn nếu bạn nhận ra các dấu hiệu cảnh báo khi vẫn còn đủ thời gian để thay đổi lối sống.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2.

10 dấu hiệu bạn đang có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 ảnh 1

1. Nước tiểu có mùi trái cây hoặc mùi ngọt.

Nước tiểu thường có mùi rất nhạt hoặc không có mùi. Nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình có mùi trái cây hoặc mùi ngọt, đó có thể là dấu hiệu rắc rối.

Theo Healthline, nước tiểu có thể có mùi ngọt khi cơ thể cố gắng giảm lượng đường trong máu bằng cách đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Vì vậy, nước tiểu có mùi ngọt thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của đái tháo đường hoặc lượng đường trong máu cao.

Nước tiểu có mùi trái cây có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cần nói chuyện với bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng này.

2. Cảm thấy rất đói ngay cả sau khi ăn

Cực kỳ đói, đặc biệt là sau bữa ăn, có liên quan với cách cơ thể xử lý thức ăn. Ở người khỏe mạnh, cơ thể chuyển hóa glucose trong thức ăn thành năng lượng.

Vì quá trình này diễn ra nhờ insulin, trong cơ thể người bị đái tháo đường, không có đủ insulin để thúc đẩy quá trình này trong cơ thể hoặc các tế bào của cơ thể đã trở nên kháng với insulin.

Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt và đói, mặc dù họ vừa mới ăn xong.

3. Bị nhiễm trùng thường xuyên

Nhiễm trùng thường xuyên là một dấu hiệu kín đáo cho thấy bạn đang có nguy cơ bị đái tháo đường. Theo Diabetes Daily, những người bị đái tháo đường gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng vì lượng đường trong máu cao có thể làm chậm quá trình chữa lành.

Người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng bàng quang, âm đạo, bàn chân, thận, da và nướu răng.

Nếu bạn nhận thấy rằng mình liên tục bị một loại nhiễm trùng nào đó hoặc những vết đứt và vết trầy xước nhỏ không liền nhanh như trước, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

4. Liên tục phải đi vệ sinh, đặc biệt là vào ban đêm

Theo NHS, đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang phát triển bệnh đái tháo đường týp 2.

Đi tiểu thường xuyên này có thể đặc biệt đáng chú ý vào ban đêm nếu bạn thấy mình phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh.

Khi đi tiểu liên tục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và mang thai, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ để loại trừ các tình trạng bệnh khác.

10 dấu hiệu bạn đang có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 ảnh 2

5. Tê bì hoặc cảm giác kiến bò ở bàn tay hoặc bàn chân

Cảm giác kiến bò, đau, hoặc tê bì ở bàn tay và bàn chân hậu quả của bệnh thần kinh đái tháo đường. Tình trạng này có thể nảy sinh khi đường huyết cao mãn tính làm tổn thương các dây thần kinh gửi tín hiệu đến các chi.

Những cảm giác này có thể trở nên thường xuyên hơn hoặc nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng đến khoảng 50% số người mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Nếu bệnh thần kinh đái tháo đường tiến triển, ngay cả những đụng chạm nhẹ nhất trên vùng bị ảnh hưởng cũng có thể gây đau.

6. Ngứa âm đạo hoặc dương vật

Theo Hội Đái tháo đường Mỹ, đái tháo đường có thể dẫn đến ngứa do tuần hoàn máu kém, khô da hoặc nhiễm nấm men. Nhiễm nấm men ở vùng sinh dục là triệu chứng phổ biến của đái tháo đường và có thể làm cho dương vật hoặc âm đạo bị đỏ và ngứa.

Đường huyết cao mạn tính cũng khiến cơ thể khó chữa lành và khó chống lại nhiễm trùng hơn, do đó nhiễm nấm men sinh dục tái đi tái lại cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

10 dấu hiệu bạn đang có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 ảnh 3

7. Nhìn mờ

Nhìn mờ là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, bao gồm mất khả năng nhìn thấy các chi tiết nhỏ và có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.

Thị lực mờ là do tình trạng phù dịch kính trong mắt do đường huyết cao. Nếu đường huyết dao động theo thời gian, thị lực có thể được cải thiện hoặc xấu đi tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

8. Thường xuyên cảm thấy rất khát

Lượng đường trong máu cao dẫn đến đi tiểu nhiều, điều này có thể dẫn đến mất nước nếu không bù lại đủ lượng chất lỏng.

Bạn nên đến bác sĩ nếu thấy mình không tiết nhiều nước bọt hoặc thường xuyên khát nước.

9. Sắc tộc

Hội Đái tháo đường Mỹ đã công nhận rằng những người gốc Châu Phi, Châu Á, người gốc Mỹ La tinh, thổ dân Mỹ hoặc người gốc ở các vùng đảo Thái Bình Dương dễ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 hơn.

Người gốc Âu có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 1 cao hơn.

Mặc dù sắc tộc có thể đóng một vai trò, nghiên cứu lưu ý rằng duy trì thói quen lành mạnh và lựa chọn lối sống có vai trò lớn hơn ADN trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

dtd 11

10. Thừa cân hoặc béo phì

Duy trì cân nặng khỏe mạnh là chìa khóa để ngăn ngừa đái tháo đường týp 2.

Có mỗi liên quan mạnh mẽ giữa thừa cân và phát triển căn bệnh. Các kiểu ăn không lành mạnh bao gồm ăn nhiều đường và carbohydrat tinh chế cũng có thể góp phần vào kháng insulin.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ