10 công trình vĩ đại suýt biến mất

Tháp Eiffel, tượng Nhân sư, Nhà Trắng và nhiều công trình vĩ đại khác đã suýt biến mất nếu không có sự can thiệp của một số cá nhân.

10 công trình vĩ đại suýt biến mất
10 công trình vĩ đại suýt biến mất

Theo Listverse, năm 1889, tháp Eiffel được lên kế hoạch xây dựng để kỷ niệm Cách mạng Pháp. Tuy nhiên, dư luận phản đối từ trước khi móng của tòa tháp được xây dựng. Người dân Paris khi đó coi tòa tháp là hình ảnh xấu xí, phá hủy cảnh quan của khu vườn Champ de Mars. Nhiều người ký tên với hy vọng cản trở dự án ngay từ khi mới bắt đầu.

Với sự đồng ý rằng tháp Eiffel sẽ được dỡ bỏ trong vòng 20 năm sau khi lễ kỷ niệm, người dân miễn cưỡng cho phép tòa tháp được xây dựng. Nhưng sau đó, dân chúng bắt đầu chấp nhận tòa tháp, đặc biệt là khi tháp trở thành đài liên lạc quan trọng trong thời chiến. Tháp Eiffel một lần nữa thoát khỏi kết cục xấu nhất trong Thế chiến II khi Hitler đề ra mục tiêu phá hủy tháp. Tuy nhiên, mệnh lệnh của Hitler không bao giờ được thực hiện.

10 công trình vĩ đại suýt biến mất

Tượng nhân sư hơn 4.500 tuổi ở Ai Cập là một phần của lịch sử nhân loại, tọa lạc gần Thung lũng của các vị vua nổi tiếng. Tượng từng bị chôn vùi dưới lớp cát, chỉ có phần đầu lộ diện, khiến người dân địa phương e sợ, tạo nên biệt danh "Cha đẻ của nỗi sợ hãi". Sau hàng thế kỷ, lớp cát hé lộ rồi lại bao phủ bức tượng hết lần này đến lần khác. Một vụ xâm hại đã làm hư hại và phá hủy phần mũi. Khi các nhà khảo cổ học đào bới để tìm kiếm vàng và kho báu, tượng Nhân sư lại được khai quật vào năm 1817, tuy nhiên họ không tìm thấy gì và phải chiến đấu với những đợt cát xói mòn.

Sau đó, phần vữa mà người Ai Cập sử dụng tiếp tục bị ăn mòn toàn bộ công trình gặp nguy hiểm. Các nhà khoa học nỗ lực bảo tồn và thay thế phần vữa ban đầu bằng vật liệu khác chắc chắn hơn. Tượng Nhân sư đã được an toàn, ít nhất là cho tới bây giờ.

10 công trình vĩ đại suýt biến mất
Tượng Nữ thần Tự do mà Pháp tặng Mỹ trải qua 15 năm và nhiều chiến dịch gây quỹ quy mô lớn mới có thể hoàn thành. Tượng được xây ở Paris mà không có hỗ trợ đáng kể nào từ cả hai phía chính phủ. Cuối cùng, Joseph Pulitzer đã cứu công trình bằng cách hứa hẹn in tên của tất cả những người đóng góp trên tạp chí của ông. Kế hoạch thành công, món quà được đóng thùng và hơn 300 mảnh ghép được trở đi trên con tàu Isere của Pháp trong 241 thùng hàng vượt Đại Tây Dương đến Mỹ.
a
Cấu trúc phần đế tượng đài gặp phải tình trạng kém chất lượng. Năm 2011, tượng đài gặp phải một phép thử. Một trận động đất mạnh 5,8 độ Richter xảy ra gần thủ đô Washington D.C, gây ra hư hại lớn và buộc đài tưởng niệm phải đóng cửa với công chúng.

Theo báo cáo của Cơ quan phụ trách Công viên Quốc gia, nhiều mảng đá cẩm thạch trang trí phía ngoài của công trình bị vỡ, nhất là ở khu vực hình kim tự tháp. Cột chống chạy dọc phía trong của tượng đài, cửa mái vòm và nhiều bộ phận phải hoàn toàn loại bỏ. Phần chống đỡ sườn bên trong tượng đài cũng bị nứt ở những vị trí quan trọng, kẽ hở phần vữa kết nối rộng đến mức ánh sáng còn thể nhìn rõ khi xuyên qua.
10 công trình vĩ đại suýt biến mất

Câu chuyện Nhà Trắng của Mỹ may mắn thoát khỏi bị phá hủy dưới tay quân đội Anh thách thức logic, tri giác và cả khoa học. Lực lượng liên bang bị đánh thức bởi cuộc tấn công và Washington thất thủ nhưng khi đó bất ngờ xuất hiện hiện tượng thời tiết kinh ngạc và khó hiểu nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Ngày 25/08/1814, hai ngày sau cuộc bao vây, một cơn lốc xoáy xảy ra ở Washington, D.C. Những cơn mưa dập tắt lửa và cản trở lực lượng binh lính Anh, phá hủy tàu chiến và hất tung các khẩu pháo lên trời. Số lượng binh sĩ Anh thiệt mạng vì lốc xoáy nhiều hơn là vì súng đạn. Sau đợt gió lốc bất ngờ đó, quân đội Anh rút về phía tàu thuyền, rời bỏ bến cảng và không bao giờ quay trở lại. Có tới 3 trận lốc xoáy diễn ra trong ngày hôm đó, trong khi chỉ có 7 trận lốc tiến vào đất liền trong trong vòng 200 năm sau đó.

10 công trình vĩ đại suýt biến mất
Ngôi đền của Ấn Độ được xây dựng làm lăng mộ cho người vợ của hoàng đế Shah Jahan, trở thành một trong những thành tựu kỳ vĩ nhất thời kỳ đó. Sau khi hoàng đế băng hà, người Anh đến can thiệp và biến đền thành điểm đóng quân. Các miếng đá cẩm thạch bên ngoài bị phá hủy, trại lính được lập trên đất của khu đền, và các đền được chuyển đổi thành nơi trú quân. Nhiều bộ phần của đền Taj Mah bị chiếm đoạt và đưa đến châu Âu, một vài trong số đó được đem tới cho vua George IV. Thiết bị bị tháo dỡ được đem đi và đền được yêu cầu phá bỏ. May mắn thay, khi công nhân chuẩn bị bắt đầu công việc, nỗ lực bán đấu giá ở London thất bại và kế hoạch bị hủy bỏ.
10 công trình vĩ đại suýt biến mất
Đấu trường Colosseum của Italy từng thoát khỏi sự phá hủy dưới tay người đứng đầu Công giáo. Điều này cũng không thể ngăn cản việc những miếng đá cẩm thạch trang trí phía ngoài bị chiếm đoạt để sử dụng trong các đài tưởng niệm hay nhà riêng của tầng lớp thượng lưu. Phần chống đỡ bằng thép bị trộm cướp đem bán, và hàng thế kỷ biến động nền đất đã tạo nên các vết nứt và làm đổ sập những phiến đá còn lại. Gần đây, người ta phát hiện ra, giống như tháp Pisa gần đó, đấu trường Coloseum bị nghiêng, một phía cao hơn 40 cm so với phía còn lại.
10 công trình vĩ đại suýt biến mất

Cây cầu biểu tượng của thành phố San Francisco, Mỹ, mặc dù chưa bao giờ thực sự bị phá hủy, nhưng đã gặp nhiều nguy hiểm trong quá trình xây dựng. Dàn giáo và những đợt thủy triều khi thi công phần móng làm 911 công nhân thiệt mạng. Năm 1951, toàn bộ tuyến đường bị phong tỏa trong vài giờ khi vận tóc gió lên tới 113 km/h, khiến cây cầu rung mạnh. Cầu Tacoma Narrows, cây cầu có chung nhà thiết kế với cầu Cổng Vàng, bị sập khi gió thổi với tốc độ 65 km/h, 10 năm trước đó.

Hư hại cấu trúc xuất hiện tại cầu Cổng Vàng khi gió thổi mạnh làm cầu bị cong đến mức đèn đường chạm cả vào các cáp treo. Cây cầu suýt bị phá hủy theo lời cựu kĩ sư trưởng Daniel Mohn. Sức nặng của xe cộ, giao thông đã có thể gây nên một thảm họa nếu các nhân viên không ứng phó kịp thời.

10 công trình vĩ đại suýt biến mất
Tháp nghiêng Pisa ở thủ đô Rome của Italy nổi tiểng đã suýt biến mất trong chiến tranh nhưng không phải do bom mìn hay những hư hại thường thấy trong những trận chiến. Đó là mệnh lệnh cho Trung sĩ Leon Weckstein bởi các lãnh đạo cấp cao trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Wecksterin nói rằng ông nhận được mệnh lệnh làm nổ tung tòa tháp và đã suýt làm điều đó. Tuy nhiên, sức nóng kinh khủng đã khiến ông không thể tạo tầm ngắm. Cuối cùng, ông cũng có thể nhắm bắn, nhưng đội quân bị kẻ địch ném bom và buộc phải rút lui. Quân đội đồng ý và hủy bỏ kế hoạch với tháp Pisa.
10 công trình vĩ đại suýt biến mất

Trong trận chiến năm 1812, điện Kremlin, Nga, bị Hoàng đế Pháp Napoleon đánh chiếm và suýt trở thành nơi ở của ông trước khi người Pháp rút quân. Khi rời đi, Hoàng đế Napoleon yêu cầu làm nổ tung điện Kremlin và kế hoạch đó suýt đã thành công. Tuy nhiên, một cơn mưa đúng lúc đã làm ướt các ngòi nổ. Nhiều thùng thuốc nổ được người dân phát hiện khi dập lửa.

Dẫu vậy, công trình này vẫn không thoát khỏi bị hư hại. 5 vụ nổ đã xảy ra, phá hủy phần lớn cấu trúc và gây nên hư hại lâu dài. Hai trong số các tháp đã bị phá hủy, kho vũ khí bị sập một phần, một số tòa nhà chính phủ cũng bị hư hại trong vụ nổ. Vụ nổ đầu tiên, mạnh nhất trong 5 vụ nổ, mạnh đến nỗi không chỉ cửa sổ và kính của điện Kremlin và các tòa nhà lân cận bị vỡ, ngay cả những khung cửa sổ cũng bị thổi tung.

Theo Zing News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ