10 chiến dịch nổi tiếng của lực lượng đặc biệt

GD&TĐ - Cuộc tấn công của biệt kích Mỹ vào ngôi nhà của trùm khủng bố Osama Bin Laden tại Pakistan được xem là điển hình thành công của lực lượng này. Nếu thất bại, sứ mệnh sẽ biến thành thảm họa đẫm máu cho chính các biệt kích, con tin và những người dân vô tội khác. Hậu quả có thể là cuộc chiến ngoại giao hoặc quân sự kéo dài. Sau đây là 10 sứ mệnh điển hình của lực lượng đặc biệt trong 40 năm qua, không chỉ của Mỹ mà còn của nhiều nước khác.

Chiến dịch “Operation Chavin de Huantar
Chiến dịch “Operation Chavin de Huantar

1. Chiến dịch “Operation Thunderbolt” ở Uganda, tháng 7/1976

Khoảng 100 biệt kích (commando) Israel được bí mật đưa bằng trực thăng vượt qua đoạn đường 2.500km vào tận phi cảng Entebbe nằm ngoài thủ đô Kampala của Uganda để giải cứu 105 con tin trên chiếc máy bay của hãng hàng không Air-France bị không tặc (số hành khách không phải người Do Thái được thả).

Cuộc đổ bộ êm thắm vào ban đêm. Phi cảng bị tấn công, toàn bộ con tin được giải cứu trừ 2 con tin Đức tình nguyện. Tất cả những tên không tặc thuộc Mặt trận Đại chúng Giải phóng Palestine (Popular Front for the Liberation of Palestine) bị giết chết.

Phi đội máy bay chiến đấu của Uganda bị ném bom để ngăn chặn việc truy đuổi. Một biệt kích hy sinh, đó chính là chỉ huy Yonatan Netanyahu, anh của Thủ tướng hiện nay Binyamin Netanyahu.

2. Chiến dịch “Operation Eagle Claw” ở Iran, tháng 4/1980

Một máy bay vận tải cánh bằng được sử dụng và cải tiến sao cho có thể đáp xuống phi đạo ngắn. Đây là kế hoạch của lực lượng đặc biệt Mỹ để cứu 52 con tin bị giam tại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran của Iran.

Máy bay vận tải và các trực thăng đáp xuống hai vị trí trong sa mạc. Theo kế hoạch, đêm hôm sau, toán cấp cứu sẽ đi bằng xe đến sứ quán để giải cứu các con tin và đưa vào sân vận động gần đó, nơi trực thăng sẽ đón họ chạy trốn.

Nhưng sự cố kỹ thuật xảy ra với hai trực thăng do bão cát đã làm hỏng kế hoạch ngay khi chưa tiến hành. Tệ hơn nữa là trong khi đang tiếp nhiên liệu, một trực thăng đâm vào máy bay vận tải và nổ tung làm chết 8 biệt kích.

Chiến dịch biến thành cuộc chạy trốn nhanh. Chiến dịch ảnh hưởng đến uy tín của quân đội Mỹ và khiến Tổng thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân chủ thất cử trong cuộc tái cử sau đó.

3. Chiến dịch “Operation Nimrod” tại Luân Đôn, tháng 5/1980

Các con tin được giải cứu an toàn sau khi lực lượng đặc biệt SAS tập kích sứ quán Mỹ. Đây cũng là sứ mệnh đầu tiên của lực lượng đặc biệt được truyền trực tiếp trên truyền hình.

Ngày 30/4/1980, một nhóm ly khai Ả rập gốc Iran chống vương quyền xâm nhập sứ quán Iran tại Luân Đôn, bắt 26 con tin. 5 con tin được thả trong 5 ngày sau đó, nhưng vào ngày thứ 6, bọn bắt con tin giết một nhà ngoại giao và ném xác ra ngoài đường.

Lực lượng Special Air Service (SAS) được giao sứ mệnh giải cứu con tin. Họ phân thành 5 đội, 4 người/ đội, tấn công vào sứ quán từ nhiều hướng, dùng lựu đạn gây choáng để làm đối phương mất phương hướng. 5 trong 6 kẻ bắt cóc bị giết, 19 con tin được cứu, 1 con tin bị bắn chết.

4. Chiến dịch “Loughgall Ambush” tại Bắc Ireland, tháng 5/1987         

Sau khi một nhóm chiến binh thuộc Đạo quân Cộng hòa Ireland phá hủy hai đồn cảnh sát Royal Ulster Constabulary, tin tình báo cho biết chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công thứ ba vào đồn cảnh sát tại Loughgall thuộc quận County Tyrone.

Đại đội tình báo 14 Intelligence Company, đơn vị tiền nhiệm của Trung đoàn thám báo đặc biệt Anh (SRR) hoạt động tại Bắc Ireland được giao triệt phá kế hoạch này.

Chiều 8/5/1987, các biệt kích SAS đến đồn cảnh sát và gài một trái bom ở đó (một biệt kích di tản hết người trong đồn). 24 biệt kích khác phục kích bên ngoài.

Khi bom được kích nổ, SAS khai hỏa. Kết quả, 8 thành viên IRA và 1 người qua đường bị giết. Đây là mất mát mạng sống lớn nhất của IRA trong một cuộc chạm trán.

5. Chiến dịch ám sát Abu Jihad tại Tunis, tháng 4/1988

Khalil al-Wazir hay Abu Jihad, là đồng minh quan trọng của Yasser Arafat, chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestin (PLO). Y đứng đằng sau nhiều kế hoạch tấn công dân thường Israel.

Năm 1988, y tổ chức bắt cóc chiếc xe buýt trên đường đến cơ sở vũ khí hạt nhân bí mật của Israel tại Dimona thuộc sa mạc Negev. Một tháng sau đó, 30 biệt kích Israel đổ bộ lên bờ biển Tunisia và tiếp xúc với các điệp viên Mossad cài sẵn ở đây.

Một nhóm biệt kích bắn chết tài xế của Abu Jihad bên ngoài villa của y trong khi nhóm khác phá cửa xả 70 viên đạn vào Abu Jihad. Nhưng chiến dịch do Bộ trưởng quốc phòng Yitzhak Rabin chỉ đạo với sự phối hợp của thủ tướng tương lai Ehud Barak bị Mỹ lên án là “hành động ám sát chính trị không chấp nhận được”.

6. Chiến dịch “The Battle of Mogadishu” ở Somalia, tháng 10/1993

Chiến dịch thất bại này là chủ đề của cuốn sách Black Hawk Down được quay thành phim với các tình tiết đẫm máu.

Ngày 3/10/1993, nhóm hỗn hợp các lực lượng biệt kích Mỹ (từ Rangers, Seals đến Delta Force) đã từ doanh trại của họ tại vùng ngoại ô Mogadishu thực hiện sứ mệnh đi bắt các phó tướng của lãnh chúa Mohammed Farah Aideed.

Họ đạt được mục tiêu nhưng tổn thất rất cao. Trước hết là một trực thăng Black Hawk bị súng phóng lựu bắn hạ. Sau đó khi các biệt kích chờ lệnh để thoát đi, một chiếc nữa bị rơi.

Trận đánh kéo dài trong nhiều giờ tại vị trí trực thăng bị bắn hạ cho đến khi lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế đến giải cứu. Hai biệt kích bắn tỉa Delta Force tình nguyện bảo vệ chiếc trực thăng bị rơi, nhưng sau cuộc chạm súng dữ dội đã bị các dân quân Somalia bao vây.

18 biệt kích Mỹ, 3 người Ý và 1 người Malaysia bị giết. Tấm ảnh các biệt kích Mỹ bị kéo trên đường phố Mogadishu gây sốc cho cả thế giới. Nhưng không lâu sau đó, Mohammed Farah Aideed cũng bị giết bởi đối thủ với sự giúp đỡ của Mỹ.

7. Chiến dịch “Operation Barras” ở Sierra Leone, tháng 9/2000

11 lính Anh thuộc đơn vị Royal Irish Regiment bị bắt làm con tin khi đang tuần tra khu vực Occra Hills.

Bắt cóc họ là nhóm phiến quân West Side Boys do Foday Kallay, 24 tuổi cầm đầu. 5 người được thả ra vài ngày sau đó, nhưng khi Kallay dọa giết 6 người còn lại và một sĩ quan liên lạc Sierra Leon bị giữ lại với họ, các biệt kích thuộc một trung đoàn dù, SAS và Special Boat Service (SBS) quyết định mở cuộc giải cứu vào lúc sáng sớm bằng 6 trực thăng.

Các con tin được cứu trong 20 phút. Foday Kallay bị bắt và những chiếc Land Rovers được thu hồi. Một lính SAS bị thiệt mạng.

8. Chiến dịch “Operation Chavin de Huantar” ở Peru, tháng 4/1997

Các biệt kích Peru theo dõi hiện trường bắt cóc hơn 4 tháng. Đó là tư dinh của đại sứ Nhật Bản, nơi có khoảng 70 khách mời đến dự dạ tiệc bị 14 dân quân thuộc Phong trào Cách mạng cánh tả Tupac Amaru (MRTA) giữ làm con tin trong 126 ngày.

Mẹ của tổng thống Alberto Fujimori, em trai ông và người sẽ kế vị ông - Alejandro Toledo cũng nằm trong số con tin. Lực lượng an ninh Peru đưa được các thiết bị nghe lén vào tư dinh để tìm hiểu sinh hoạt của các kẻ bắt con tin.

Họ cũng bí mật đào đường hầm vào khu vườn sau. Ngày 22/4/1997, các biệt kích bắt đầu tấn công tòa nhà, dùng thang và chất nổ trước sự bất ngờ của các dân quân lúc đang chơi bóng đá. Tất cả các con tin được cứu trừ 1 người thiệt mạng do lên cơn đau tim. 2 biệt kích bị giết cùng với toàn bộ kẻ bắt con tin.

9. Chiến dịch giải thoát “Moscow Theatre”, tháng 9/2002

Các phiến quân liều chết (cả nam lẫn nữ) đã chiếm nhà hát Moscow và bắt 800 khán giả làm con tin để buộc lực lượng Nga rút khỏi Cộng hòa Chechnya thuộc Liên bang Nga.

Buộc chất nổ vào cơ thể, chúng dọa giết hết các con tin sau một tuần nếu yêu cầu không được đáp ứng. Qua ngày thứ 3 của cuộc vây hãm, lực lượng đặc biệt Nga bí mật bơm vào nhà hát khí gây mê thông qua hệ thống điều hòa không khí rồi tấn công nhà hát 30 phút sau đó.

Kết quả là 40 kẻ bắt giữ con tin bị giết, 129 con tin thiệt mạng mà phân nửa là do ảnh hưởng của khí gây mê. Tổng thống Vladimir Putin cảm ơn lực lượng đặc biệt về lòng can đảm và xin gia đình những người có con tin thiệt mạng tha thứ vì không cứu được thân nhân họ.

10. Chiến dịch “Operation Jaque” ở Colombia, tháng 7/2008

Ứng viên tổng thống Ingrid Betancourt bị giữ làm con tin trong 6 năm rưỡi. Biệt kích Colombian được giao nhiệm vụ giải cứu bà cùng 3 nhà thầu quốc phòng Mỹ và 11 nhân viên an ninh bị phiến quân cánh tả Revolutionary Armed Forces of Colombia (Farc) giam giữ.

Một số biệt kích giả dạng Farc, số khác giả làm thành viên của một tổ chức phi chính phủ hoặc phóng viên truyền hình. Tư lệnh Farc được giao trọng trách giữ con tin bị rơi vào bẫy. Ông ta theo các con tin đến bằng trực thăng để gặp lãnh đạo Farc Alfonso Cano có mặt trên máy bay cùng một phiến quân giả khác.

Cả hai bị tước vũ khí và bị còng tay ngay lập tức. Nay chính phủ Colombia và Farc đã ký thỏa thuận hòa bình, và Farc trở thành một đảng chính trị. Binh lính của Farc được sáp nhập vào quân đội chính phủ.

Theo Atlantic Unbound

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.