Y tế 'giá rẻ' ảnh hưởng đến y, bác sĩ và người bệnh

GD&TĐ - Y tế giá rẻ cào bằng đã tạo nên sự bất bình đẳng trong khám chữa bệnh, khoét sâu khoảng cách giàu nghèo.

Bệnh viện Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện vào tháng 8/2022 do nhiều khó khăn nảy sinh.
Bệnh viện Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện vào tháng 8/2022 do nhiều khó khăn nảy sinh.

Khi giá dịch vụ quá thấp, các bệnh viện phải tự túc thu chi nên không có tiền mua sắm trang thiết bị máy móc chất lượng, không thể mua vật tư tiêu hao và thuốc tốt. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị không đạt hiệu quả.

Hạng I không quá 300 nghìn đồng/lần khám

Bộ Y tế đang xây dựng, xin ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp. Dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2023.

Về dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế), dự thảo Bộ Y tế nêu, tại các đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập đầu tư xây dựng thành lập hoặc thuê cơ sở để thực hiện dịch vụ thì mức giá do đơn vị quyết định.

Trường hợp sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết để hoạt động dịch vụ, theo dự thảo, bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I không được thu quá 300.000 đồng/lần khám. Với các cơ sở y tế khác, giá tối đa 200.000 đồng/lần khám.

Riêng trường hợp mời các chuyên gia trong nước (ngoài cán bộ cơ hữu tại đơn vị, bộ phận hoạt động dịch vụ theo yêu cầu), ngoài nước đến khám, tư vấn sức khỏe, Dự thảo của Bộ Y tế đề xuất đơn vị được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở y tế và người sử dụng dịch vụ.

Trường hợp sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết để hoạt động dịch vụ, chia thành 4 loại giường/phòng với các mức giá.

Cụ thể, với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I có 4 mức theo loại giường/phòng là: Loại 1 giường/phòng là 3 triệu đồng, loại 2 giường/phòng là 2,5 triệu đồng, loại 3 giường/phòng là 1,5 triệu đồng, loại 4 giường/phòng là 1,3 triệu đồng.

Với các cơ sở y tế khác (trừ bệnh viện đặc biệt, hạng I) tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ: giá của 4 loại giường/phòng cụ thể loại 1 giường/phòng là 2 triệu đồng, loại 2 giường/phòng là 1,7 triệu đồng, loại 3 giường/phòng là 1,2 triệu đồng, loại 4 giường/phòng là 900.000 đồng. Dự thảo cũng nêu rõ, giá giường điều trị ban ngày do đơn vị quyết định nhưng tối đa không quá 50% giá ngày giường điều trị nội trú.

Đây không phải lần đầu tiên Bộ Y tế xây dựng thông tư về giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu. Năm 2019, Bộ Y tế xây dựng một dự thảo tương tự, với giá giường bệnh tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một tối đa 4 triệu đồng/ngày, giá khám cao nhất 500.000 đồng/lần; các cơ sở y tế khác giá không quá 400.000 đồng/lần.

Giá dịch vụ thấp ảnh hưởng đến chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, thực tế, giá dịch vụ quá thấp, các bệnh viện phải tự túc thu chi nên không có tiền mua sắm trang thiết bị máy móc chất lượng, không thể mua vật tư tiêu hao và thuốc tốt. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị không đạt hiệu quả.

“Ví dụ, máy siêu âm có nhiều hãng, nhiều thế hệ máy chất lượng rất khác nhau, giá thành máy cũng khác nhau. Để siêu âm chẩn đoán bệnh lí đơn giản chỉ cần máy 5 - 7 trăm triệu đồng. Nhưng để chẩn đoán bệnh lí khó thì phải dùng máy 5 - 7 tỉ đồng.

Thực tế ở hiện tại, giá dịch vụ siêu âm “cào bằng” 43 nghìn đồng áp dụng trên toàn quốc, thì tất cả các bệnh viện chỉ đủ tiền mua máy 5 - 7 trăm triệu đồng. Không những thế, bệnh viện phải tìm cách duy trì hoạt động của những máy móc cũ kĩ lạc hậu, hạn chế tối đa mua sắm”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Theo bác sĩ Phúc, khi đầu tư của Chính phủ không đủ, thì tổng chi phí y tế của toàn xã hội sẽ được chuyển cho các cá nhân, rồi chuyển cho xã hội và các cơ sở y tế gánh chịu. Cá nhân phải gánh chịu đầu tiên là người bệnh.

Với giá dịch vụ y tế quá thấp, việc định giá lao động của nhân viên y tế cũng bị hạ thấp. Những bác sĩ và y tá phải làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày. Thậm chí, có bệnh viện huy động nhân viên làm từ 5 giờ đến 22 giờ, nhưng tiền lương không tăng.

“Y tế giá rẻ cào bằng đã tạo nên sự bất bình đẳng trong khám chữa bệnh, khoét sâu khoảng cách giàu nghèo. Nếu chỉ nhìn vào giá dịch vụ siêu âm 43 nghìn đồng và 500 nghìn đồng, ai cũng nghĩ y tế giá rẻ đứng về phía đa số người dân thu nhập thấp. Nhưng để phát hiện khối u, người nghèo đã phải bỏ ra 520 nghìn đồng, người có đời sống trung bình đã phải trả 1.726.000 đồng, trong khi người giàu chỉ mất có 500 nghìn đồng”, bác sĩ Phúc nhận định.

Vì vậy, bác sĩ này cho rằng, việc khám chữa bệnh hiệu quả thấp và tốn kém, đẩy bệnh nhân vào trạng trạng thái tâm lý coi đi viện tương đương với việc “mua mạng sống”. Người bệnh sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề, gây tình trạng bất ổn trong hệ thống y tế.

Ví dụ, người bệnh phải chấp nhận bỏ bảo hiểm để làm dịch vụ, phải chi thêm các khoản tiền để “ra ngoài” làm các xét nghiệm hay chụp chiếu đảm bảo tốt hơn, phải bỏ tiền chi các chỉ định, vật tư tiêu hao, hay thuốc ngoài danh mục. Người nghèo sẽ nghèo thêm.

“Dịch vụ y tế giá rẻ, nhưng tổng chi phí y tế không hề nhỏ. Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố, đầu tư cho y tế của Việt Nam chiếm 5,25% tính theo GDP năm 2019. Con số này cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á, ví dụ Thái Lan 3,79% GDP, Philippines 4,08% GDP, Malaysia 3,86% GDP, Indonesia 2,90% GDP, Singapore 4,08% GDP.

Ngay cả Trung Quốc, đầu tư cho y tế cũng chỉ 5,35% GDP”, bác sĩ Phúc dẫn chứng. Ông cho rằng, thông tư về giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh đã được xây dựng lại sau khi từng bị hoãn ban hành vào 2019. Do đó, đây là lúc cần có quyết định dứt khoát, để cứu cả nền y tế công, cũng là vì lợi ích chăm sóc sức khỏe lâu dài và hiệu quả cho người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...