Xúc động lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình

GD&TĐ - Lễ thượng cờ ở Quảng trường Ba Đình được thực hiện vào mỗi buổi sáng trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Trước khi làm lễ, cửa Lăng được mở ra. Bên trong nổi bật dòng chữ: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Trước khi làm lễ, cửa Lăng được mở ra. Bên trong nổi bật dòng chữ: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Trong những ngày tháng 8 lịch sử và hướng đến Quốc khánh 2/9, nghi lễ thượng cờ luôn mang đến sự thiêng liêng và xúc động đặc biệt đối với người dân Việt Nam.

Ngày 2/9/1945, trước quốc dân, đồng bào tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

Đội tiêu binh diễu hành qua cửa Lăng Bác.
Đội tiêu binh diễu hành qua cửa Lăng Bác.

Thượng cờ là nghi lễ quốc gia. Ý tưởng thực hiện nghi lễ trên quảng trường do Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất và được Chính phủ phê duyệt vào dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh Bác Hồ.

Cứ vào 6 giờ sáng (mùa Hè) và 6 giờ 30 phút sáng (mùa Đông), Đoàn 275 - đơn vị của Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng - thực hiện nghi lễ thượng cờ. 
Đoàn thượng cờ gồm 34 tiêu binh, tượng trưng cho 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Dẫn đầu đội tiêu binh là lá cờ Quyết thắng. Năm nay do đại dịch Covid-19, các chiến sĩ phải đeo khẩu trang trong lúc thực hiện nghi lễ.

Xúc động lễ thượng cờ  tại Quảng trường Ba Đình ảnh 2
Các chiến sĩ nghiêm trang bước lên bục chuẩn bị thực hiện các nghi thức chính.
Các chiến sĩ nghiêm trang bước lên bục chuẩn bị thực hiện các nghi thức chính.
Xúc động lễ thượng cờ  tại Quảng trường Ba Đình ảnh 4
Sau lễ thượng cờ, đội tiêu binh diễu hành một vòng trước cửa Lăng Bác rồi trở về vị trí cũ.
Sau lễ thượng cờ, đội tiêu binh diễu hành một vòng trước cửa Lăng Bác rồi trở về vị  trí cũ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.