Tham dự hội thảo có đại diện Sở Khoa học Công nghệ các tỉnh thành phía Nam, đại diện các chuyên gia, cán bộ quản lý Khoa Tài nguyên và Môi trường các trường đại học.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng công nghệ xử lý nước truyền thống như xử lý bằng clo, xử lý bằng ozone hay xử lý bằng tia cực tím (UV) không đạt được hiệu quả tối ưu.
Cụ thể như xử lý nước bằng clo không thể bất hoại tất cả các loại vi sinh vật. Ngoài ra, việc sử dụng clo còn gây ra các vấn đề về môi trường vì sự phản ứng của clo với các thành phần khác trong nước thải có thể tạo ra hợp chất halogen độc…
Một mô hình xử lý nước thải tại bệnh viện |
Phương pháp xử lý bằng ozon lại có một số nhược điểm như quá trình sản sinh ra ozon sẽ tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn như Nox và HNO3 khi không khí bị ẩm. Ngoài ra, ozone phải được sản xuất tại nơi tiêu thụ và sử dụng ngay lập tức vì nó dễ phân rã và nguy hiểm khi vận chuyển xa. Chi phí cho việc sử dụng ozone cũng đặt đỏ hơn clo.
Phương pháp xử lý bằng tia UV đòi hỏi liều UV cao và chỉ phát huy hiệu quả khi nước cần xử lý không có màu và hàm lượng tia UV phát ra từ đèn thủy ngân sẽ giảm theo thời gian nên hiệu quả xử lý nước cũng giảm theo.
Theo các chuyên gia, việc xử lý nước thải Plasma là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Plasma được chứng minh có tác dụng ức chế lên nhiều vi sinh vật, cả bào tử và virus. Khi hướng chùm Plasma vào bề mặt cần xử lý (nấm mốc, vi khuẩn) các electron, ion động năng lớn, các tia UV (tia cực tím) xuất hiện trong quá trình tạo Plasma sẽ bắn phá thành tế bào của nấm mốc, vi khuẩn, tạo ra các gốc oxy hóa bậc cao và chúng sẽ phá vỡ các cấu trúc DNA, phá vỡ thành tế bào, các liên kết giữa thành phần trong tế bào vi khuẩn, virus nấm mốc, gây tổn thương không phục hồi và gây chết vi sinh vật.