Xóa sổ dịch vụ thu nợ thuê
Thực trạng cho thấy, thời gian qua có một số doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê nhưng biến tướng ảnh hưởng đến mất trật tự antoàn xã hội. Thói thường, không ai muốn phải vay nợ nhưng vay thì dễ nhưng trảnợ lại là vấn đề khó. Thực tế nhu cầu xã hội vẫn có về việc thu hồi nợ thuê, bởichỉ khi phát sinh những món nợ khó đòi là họ tìm đến các công ty đòi nợ vì đượcgiải quyết nhanh hơn và khả năng thu hồi nợ được cao hơn.
Chính vì muốn hoạt động thu hồi nợ đạt kết quả cao nên một sốdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã áp dụng mọi biện pháp (kể cả vi phạmpháp luật để thu hồi nợ). Đơn cử, do người thân có vay số tiền sau đó bỏ trốn màgia đình ông người đó sẽ phải gánh chịu hậu quả bị nhóm giang hồ đòi nợ thuêđe doạ tinh thần, khủng bố bằng chất bẩn buộc con nợ phải "ló mặt" hoặc ngườithân phải trả nợ thay.
Mới đây, vụ việc gây xôn xao dư luận đó là tiệm phở Hoà củagia đình ông Phạm Trọng Linh (ở quận 3, TP HCM) bị nhóm người xăm trổ đến đe doạ,sau đó tấn công bằng chất bẩn hơn 1 tuần liền vì một khoản nợ nhiều tỷ đồng củamột người quen xin tạm trú tại địa chỉ của gia đình. Bị khủng bố tinh thần, concái đi học bị nhóm xã hội đen theo dõi và doạ giết khiến ông Linh phải nhờ sựvào cuộc của công an…
Ngày 17/6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua quy địnhcấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Kết quả có 436/456 đại biểu tham gia biểu quyếttán thành cấm loại dịch vụ này, Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2021, điềunày đồng nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đều bị xóa sổ từngày 1/1/2021.
Ông Nguyễn Văn Thanh, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê chohay, hiện doanh nghiệp của ông còn hơn 200 hồ sơ của khách thuê đòi nợ chưa thựchiện. Câu chuyện giải quyết hết hồ sơ tồn đọng, tìm hướng kinh doanh mới và sắpxếp công việc cho hàng chục nhân viên sau ngày 1/1/2021 là một bài toán thực sựkhó…
Biến tướng khó lường
Hoạt động trong lĩnh vực cho vay và đòi nợ thuê trong nhiềunăm, ông Thanh chia sẻ, không loại trừ trường hợp khi pháp luật cấm hoạt độngđòi nợ thuê công khai thì sẽ bùng phát đòi nợ thuê kiểu xã hội đen biến tướng. Cơquan chức năng cần phải có biện pháp quyết liệt hơn để xử lý các trường hợp này.
Theo ông Thanh, nhu cầu vay tiền – đòi nợ gắn liền với các mốiquan hệ xã hội. Khi không còn đòi nợ công khai nữa thì có thể phát sinh đòi nợtheo kiểu khác, phổ biến nhất là thực trạng ủy quyền đòi nợ cho cá nhân, mà cánhân có thể là dân giang hồ.
Hiện cả nước có hơn 200 công ty đăng ký kinh doanh dịch vụđòi nợ thuê. Khi luật Đầu tư bổ sung có hiệu lực thì các công ty này sẽ phải chuyểnđổi hoặc giải thể, nhưng điều khiến nhiều người lo lắng là dịch vụ này sẽ biếntướng.
Đồng tình với quan điểm này, luật sư Nguyễn Bằng Phi, Đoànluật sư Thái Bình chia sẻ, nhu cầu tìm đến công ty đòi nợ của các khách hàng cánhân, thậm chí là các doanh nghiệp rất lớn. Bởi lẽ đây là giao dịch dân sự, đểtòa án hoàn tất thủ tục hòa giải, xét xử, thi hành án rất phức tạp, nhanh nhấtcũng mất vài tháng trời!?
"Xóa sổ dịch vụ đòi nợ thuê, nhiều khả năng sẽ sản sinh nhữngdịch vụ đòi nợ chui. Nhiều khả năng các công ty đòi nợ sẽ "lách luật" chuyển đổihình thức kinh doanh như hoạt động dưới mô hình công ty mua bán nợ và rất có khảnăng sẽ vẫn áp dụng cách thức liên kết với "cộng tác viên" (thực chất là dângiang hồ) để đòi nợ.
Những "đòn bẩn" dùng để đòi nợ thì nhiều vô số kể, có trườnghợp bị đám nghiện ngập, xăm trổ ngồi canh cửa, hát hò chửi bới hoặc khủng bố bằnghơn 200 số điện thoại khác nhau, bị ghép mặt vào các tấm hình sex phát tánquanh khu vực sinh sống, trộn lẫn các loại chất bẩn với sơn, dầu luyn tạt vàonhà… Việc áp dụng chiêu trò để thu nợ cũng là điều dễ hiểu vì đa số các hợp đồngsẽ chỉ thanh toán sau khi khoản nợ được thu hồi!
Luật sư Phi cảnh báo, nếu bị cấm, để đối phó với quy định mới,rất có thể thay vì thuê công ty đòi nợ, chủ nợ này sẽ tính toán bán nợ sang bênthứ ba vì các công ty thu nợ không bị cấm đòi khoản nợ của mình. Như vậy tìnhtrạng dùng "đòn bẩn" để thu nợ có thể sẽ ngày một tinh vi hơn.
Ném chất thải, chất bẩn vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật, theo điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, người có hành vi "đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác" sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.